Khách sạn, trường học hợp tác đào tạo sinh viên giỏi nghề

Ngày 3/10, ba khách sạn, resort và ba trường đào tạo nghề ở TPHCM, Đồng Nai và Bình Thuận đã ký kết hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo, để có những sinh viên giỏi nghề, đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.

Hai khách sạn 5 sao ở TPHCM là Rex và Renaissance Riverside Saigon và resort Pandanus ở Bình Thuận đã hợp tác cùng trường Đại học Hoa Sen, trường Trung cấp Du lịch khách sạn Saigontourist và trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch, để cùng điều chỉnh giáo trình giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu thị trường, xây dựng mạng lưới kết nối trường học – khách sạn để tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành tốt hơn… Về lâu dài, chương trình này sẽ được mở rộng quy mô.

Ông Tào Văn Nghệ, Tổng giám đốc khách sạn Rex cho biết, khách sạn cũng đã hợp tác với Trung cấp Du lịch khách sạn Saigontourist để nhận sinh viên thực tập cũng như tuyển sinh viên của trường vào làm việc ở khách sạn.

Sự kiện trên là một phần của chương trình cải tiến chất lượng giảng dạy ngành nhà hàng, khách sạn do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, chi nhánh tại TPHCM (VCCI -HCMC) hợp tác Liên đoàn Giới chủ Na Uy thực hiện. Vào đầu năm nay, chương trình tương tự dành cho nghề sửa xe ô tô cũng đã bắt đầu thực hiện ở trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch. Với sự hỗ trợ của Liên đoàn Giới chủ Na Uy, trường này đã hợp tác với một trường nghề ở Na Uy để trao đổi giáo viên, nâng cao tiếng Anh cho giáo viên và tay nghề cho sinh viên của trường.

Chỉ 55% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm thích hợp

Bà Nguyễn Hồng Hà, Phó tổng giám đốc VCCI – HCMC cho biết, tại TPHCM hàng năm có khoảng 55.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nếu tính chung cả số lượng những người tốt nghiệp các trường nghề thì con số này lên đến 180.000 người nhưng chỉ có 55% tìm được việc làm thích hơp và có thu nhập tốt.

Theo khảo sát vào năm 2011 của VCCI thì chỉ có 30% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng nguồn nhân lực. “Tỷ lệ này đã là tốt vì chúng tôi chỉ khảo sát với quy mô nhỏ, nếu thực hiện với quy mô lớn thì tỷ lệ này còn thấp hơn. Chất lượng nhân lực được doanh nghiệp đặt lên vị trí rất quan trọng”, bà Hà nói.

Nguồn: TBKTSG Online

Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Quản trị Khách sạn cho cán bộ, giáo viên, giảng viên các trường du lịch

Quyết định số 1739/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 11/5 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Quản trị Khách sạn cho cán bộ, giáo viên, giảng viên các trường du lịch.

 

Theo đó, khóa học dự kiến sẽ kéo dài 03 ngày vào tuần thứ 2 của tháng 6/2012 tại Thành phố Huế và tập trung cung cấp một số kiến thức chủ yếu như sau:

– Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch đến năm 2020;

– Tiêu chuẩn cần có đối với đội ngũ nhân lực khách sạn giai đoạn hiện nay;

– Giới thiệu khái quát những quy định hiện hành của nhà nước về quản lý cơ sở lưu trú du lịch;

– Áp dụng Tiêu chuẩn kỹ năng, chương trình khung Quản trị Khách sạn để xây dựng chương trình đào tạo;

– Giới thiệu khái quát cách thức xây dựng bài giảng môn học Quản trị Khách sạn;

– Thực trạng và yêu cầu nhân lực làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.

Việc tổ chức lớp tập huấn nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức về Quản trị Khách sạn cho cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước để từ đó các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo nhân lực du lịch hiện nay.

CN-VB

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2

I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do Cộng đồng châu Âu và Tổng cục Du lịch Việt Nam thống nhất thực hiện kể từ năm 2004 – 2010. Với tổng chi phí 12 triệu EUROS trong đó EU tài trợ 10,8 triệu và vốn đối ứng của Việt Nam là 1,2 triệu, đây là một trong những dự án hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất từ trước đến nay mà ngành du lịch được tiếp nhận, bao gồm nhiều hoạt động có tác động sâu rộng đến việc nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

1. Mục tiêu tổng thể của dự án:

 “Nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Du lịch Việt Nam”, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng “duy trì bền vững chất lượng và số lượng” đào tạo sau khi Dự án kết thúc.

2.  Đối tượng thụ hưởng: Tổng cục Du lịch Việt Nam, lực lượng lao động của ngành Du lịch, các trường đào tạo và khách du lịch.

3.  Thời gian thực hiện dự án: 2005-1/2010

4.  Các mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia để triển khai hệ thống công nhận kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp du lịch theo đúng định hướng của ngành.
  • Hình thành một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho 13 nghề được công nhận trong Du lịch và Lữ hành, đồng thời triển khai, quản lý hệ thống chứng chỉ Quốc gia.

Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) được các chuyên gia quốc tế và Việt Nam xây dựng trong khuôn khổ Dự án Phát triển nguồn Nhân lực Du lịch Việt Nam (HRDT Project) do Liên minh Châu Âu tài trợ và đã được Hội đồng VTCB thẩm định, phê duyệt và phát hành. Bộ tiêu chuẩn VTOS này được thiết kế kết hợp hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu cụ thể và điều kiện tại Việt Nam. Bộ Tiêu chuẩn VTOS bao gồm 9 nghiệp vụ khách sạn và 4 nghiệp vụ lữ hành:

1. Nghiệp vụ Buồng

2. Nghiệp vụ Lễ tân

3. Nghiệp vụ Nhà hang

4. Nghiệp vụ An ninh khách sạn

5. Kỹ thuật chế biến món ăn Âu

6. Kỹ thuật làm bánh Âu

7. Kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam

8. Nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn

9. Nghiệp vụ Quản lý khách sạn nhỏ

10. Nghiệp vụ Đại lý Lữ hành

11. Nghiệp vụ Điều hành Tour

12. Nghiệp vụ đặt giữ chỗ Lữ hành

13. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

  • Xây dựng, áp dụng và triển khai chương trình phát triển đào tạo viên được công nhận đối với một số kỹ năng nghề quan trọng.
  • Hỗ trợ phát triển một chương trình công nhận khu vực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến tới công nhận chung các kỹ năng nghề của các quốc gia trong khu vực.  Tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực đào tạo du lịch.
  • Đào tạo cán bộ quản lý du lịch nhà nước về kỹ năng quản lý du lịch và các nội dung liên quan tới phát triển du lịch.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nhiệm vụ trọng tâm của Dự án là xây dựng một Hệ thống công nhận kỹ năng nghề quốc gia (hệ thống VTOS – Vietnam Tourism Occupational Skills System) cho các nhân viên trong ngành Du lịch.

1. Ban Quản lý Dự án đã triển khai hàng loạt các hoạt động:

– Cung cấp mua sắm các trang thiết bị nghề du lịch và thiết bị tin học phục vụ cho việc đào tạo, thẩm định với tổng giá trị  hơn 2 triệu Euro;

– Tổ chức 178 Chương trình Phát triển Đào tạo viên cho 3.300 Đào tạo viên cùng hàng chục các khóa đào tạo cấp cao cho các cán bộ quản lý nhân sự và giám sát trong ngành Du lịch;

– Xây dựng, in ấn và nhân bản hơn 15.000 bộ tài liệu hướng dẫn có kèm video minh họa cho 13 kỹ năng nghề du lịch ở trình độ cơ bản;

– Hơn 5.000 nhân viên ở trình độ cơ bản đã được đội ngũ Đào tạo viên đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS (tương đương tiêu chuẩn quốc tế), trong đó đã có hơn 1.700 người đã được thẩm định tại các Trung tâm thẩm định đặt tại các trường Du lịch. Với sự điều phối của Dự án kết hợp với hoạt động chuyên nghiệp của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch VTCB, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và tham gia mạnh mẽ vào Hệ thống VTOS,  nhất là khi chứng chỉ VTOS đã được Tổng cục Du lịch quy định là một trong những tiêu chí để xếp hạng khách sạn.

2. Kết quả quan trọng thứ hai của Dự án là hỗ trợ thể chế:

– Dự án đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia và tổ chức nhiều hội thảo,
hội nghị.

– Xây dựng Chiến lược quốc gia về Phát triển Nguồn nhân lực du lịch, đồng thời các cán bộ của Tổng cục Du lịch được nâng cao năng lực thông qua các khóa đào tạo đa dạng trong và ngoài nước.

– Với các trường Du lịch, giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn qua các khóa đào tạo phương pháp giảng dạy hiện đại; tiếng Anh trong ngành Du lịch, học bổng du học tại châu Âu, châu Á…; trung tâm thẩm định đặt tại 10 trường Du lịch được cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc đào tạo và thẩm định theo tiêu chuẩn VTOS. Thang chuẩn tiếng Anh cho 6 kỹ năng nghề du lịch (buồng, lễ tân, nhà hàng, an ninh, điều hành tour, hướng dẫn du lịch) lần đầu tiên được xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên; cung cấp kiến thức hướng dẫn 8 thị trường nguồn du lịch.

– Dự án đã đạt được sự hợp tác và công nhận trong khu vực ASEAN. Dự án đã tổ chức thành công bốn Hội nghị thường niên về Phát triển nguồn nhân lực du lịch; tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức ASEAN, APEC, PATA và GMS; hỗ trợ nhóm công tác đặc biệt của ASEAN; sự công nhận Hệ thống VTOS của PATA.

Theo Đồng Giám đốc Dự án Phát triển Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam Jozef W.M van Doorn cho biết: Dự án đa mang lại nhiều kết quả, những Đào tạo viên và thẩm định viên đã được đào tạo; những tài liệu và video kỹ năng nghề, các tài liệu hướng dẫn tiếp thị tới thị trường châu Âu.

– Phát biểu tại Lễ kết thúc Dự án, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Dự án EU, Trần Chiến Thắng nhấn mạnh: phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành Du lịch, cần được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Mặc dù, Dự án Phát triển Nguồn nhân lực Du lịch do EU tài trợ kết thúc vào cuối tháng 01/2010 nhưng nhiệm vụ duy trì bền vững chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch của Ngành sẽ vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch cũng như nhà tài trợ EU.

 

B. DỰ ÁN EU GIAI ĐOẠN 2

Tên dự án:

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DU LỊCH           CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

(ENVIRONMENTALITY AND SOCIALLY RESPONSIBLE TOURISM CAPACITY DEVELOPMENT PROGRAMME)

 

1. Ngân sách: 12,1 triệu EUR, trong đó EU đóng góp 11 triệu EUR và chính phủ Việt Nam đóng góp 1,1 triệu EUR

2. Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Du lịch

4. Thời gian thực hiện: 5 năm kể từ ngày kí hiệp định tài chính (tháng 11/2010 – tháng 11/2015), thời điểm bắt đầu triển khai: 01/03/2011

5. Mục tiêu chung: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

6. Mục đích chính: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm về môi trường và xã hội như là một phần trong Chiến lược ngành Du lịch Việt Nam.

7. Đối tượng hưởng lợi:

            – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Tổng cục Du lịch cùng các cơ quan trực thuộc

– Các Hiệp hội và các Câu lạc bộ khách sạn, lữ hành

– Các cơ sở giáo dục và đào tạo

– Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Người nghèo

– Phụ nữ

– Các nhóm dân tộc thiểu số

8. Phối hợp với các dự án được tài trợ khác:

– Dự án Lux-Development VIE/031, Tổ chức lao động Quốc tế (ILO)

– Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)

– Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO)

– Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

– Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO)

 

9. Ba hợp phần dự án:

* Hợp phần 1:

– Mục tiêu:

+ Nhằm xây dựng năng lực cho các cán bộ của Bộ VHTTDL, TCDL và đội ngũ quản lý du lịch cấp tỉnh, giúp họ có đủ năng lực trong việc hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

+ Bộ VHTTDL và TCDL sẽ được hỗ trợ trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật và quy hoạch du lịch nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các kế hoạch cấp trung ương và cấp tỉnh. Dự án cũng sẽ hỗ trợ cải thiện hệ thống Thống kê du lịch hiện thời, thành lập Ban quản lý điểm đến cấp địa phương và quan hệ hợp tác công tư, bổ trợ cho các sáng kiến đang được triển khai tại các vùng khác nhau, và phát triển cũng như phổ biến các điển hình tốt, các tiêu chuẩn về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

– Hoạt động dự án:

(1.1) Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch

(1.2) Hỗ trợ quá trình xây dựng pháp luật du lịch

(1.3) Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm

(1.4) Cung cấp thông tin đầu vào và hỗ trợ xây dựng chính sách du lịch

(1.5) Đào tạo cán bộ TCDL và các tỉnh

(1.6) Tăng cường năng lực cho Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

(1.7) Tăng cường năng lực thể chế của TCDL về tiếp thị và quảng bá du lịch

(1.8) Tổ chức hội thảo với các đối tác cấp tỉnh nhằm quảng bá du lịch có trách nhiệm

(1.9) Phổ biến những ví dụ điển hình về du lịch có trách nhiệm với môi trường và các di sản văn hóa

(1.10) Xây dựng tiêu chuẩn mới về môi trường và xã hội với các dự án đầu tư du lịch

* Hợp phần 2:

– Mục tiêu:

+ Nhằm xây dựng năng lực cho các hiệp hội du lịch, các cơ quan quản lý du lịch địa phương và khu vực tư nhân vì tính hiệu quả của mối quan hệ đối tác giữa các khu vực công và khu vực tư nhân trong quản lý và thực hiện các kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch mới mang lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường.

+ Sự tương tác và hợp tác được tăng cường giữa khu vực nhà nước và tư nhân sẽ nâng cao kết quả liên quan tới bổ sung và đa dạng hóa sản phẩm, công tác tiếp thị và xúc tiến sản phẩm. Kết quả là năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và doanh thu, thu nhập cũng như việc làm từ ngành du lịch đều được nâng cao.

– Hoạt động dự án:

(2.1) Hỗ trợ TCDL thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia

(2.2) Hỗ trợ hoạt động của các Ban quản lý điểm đến cấp khu vực

(2.3) Hỗ trợ đối thoại và quan hệ hợp tác công – tư tại các địa bàn thí điểm

(2.4) Củng cố các hiệp hội du lịch

(2.5) Nâng cao nhận thức của các đối tác về tác động môi trường và xã hội của DL

(2.6) Phổ biến tiêu chuẩn môi trường, các biện pháp tiết kiệm năng lượng…

(2.7) Hỗ trợ các tổ chức nghề nghiệp trong phân ngành du lịch

(2.8) Phổ biến các điển hình tốt về phát triển du lịch có trách nhiệm

(2.9) Hỗ trợ các hoạt động thí điểm về du lịch có trách nhiệm

* Hợp phần 3:

– Mục tiệu:

+ Nhằm duy trì và mở rộng hệ thống đào tạo nghề trong ngành du lịch kể cả hệ thống tiêu chuẩn kỷ năng nghề VTOS ra toàn ngành du lịch, bao gồm cấp đào tạo nghề truyền thống và cấp quản lý hướng tới sự bền vững trong dài hạn và tạo điều kiện để đối tượng dân tộc thiểu số được tiếp cận đào tạo.

+ Các tiêu chuẩn VTOS sẽ được điều chỉnh nhằm hỗ trợ và triển khai công tác đào tạo về VTOS cho các nhóm đối tượng thiệt thòi, ưu tiên trước hết cho các tổ chức đào tạo cho người dân tộc thiểu số. Trong phạm vi hợp phần, các tài liệu giảng dạy mới về tiết kiệm năng lượng, nước và nâng cao nhận thức về văn hóa/ xã hội sẽ được xây dựng và phát hành. Các khóa đào tạo ngắn hạn dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện thời và tiêu chuẩn mới được hình thành sẽ được được xây dựng với mục đích giúp cho VTOS phù hợp hơn nữa với phần đông thị trường và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân viên khách sạn ở trình độ cơ bản, qua đó tạo thêm cơ hội việc làm và góp phần giảm nghèo.

– Hoạt động dự án:                   

(3.1) Cập nhật nhu cầu giáo dục và đào tạo nghề, phát triền nguồn nhân lực du lịch

(3.2) Đào tạo cán bộ VTCB

(3.3) Đào tạo giảng viên các trường cao đẳng du lịch và cải tiến giáo trình giảng dạy

(3.4) Mở rộng độ bao phủ của các tiêu chuẩn VTOS

(3.5) Đào tạo đào tạo viên từ các địa điểm du lịch mới

(3.6) Củng cố việc áp dụng hệ thống VTOS tại các trường du lịch/ tạo điều kiện cận cho nhóm đối tượng thiệt thòi

(3.7) Quản lý đồng bộ công tác đào tạo kỹ năng nghề trong toàn ngành

(3.8) Củng cố các cơ sở đào tạo

(3.9) Tăng cường năng lực thực hiện hiệp định công nhận nghề chung ASEAN

10. Các hoạt động xuyên suốt dự án:

(1) Phân tích đối tác

(2) Đưa chủ đề giới vào các hoạt động của dự an ESRT

(3) Xây dựng chiến lược truyền thông & quảng bá hình ảnh và kế hoạch hành động

(4) Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá cho dự án ESRT

11. Các hoạt động chính được TCDL/ ngành Du lịch ưu tiên: 1.2, 1.5, 1.6, 1.7, 2.1, 2.2, 2.3, 3.1, 3.2, 3.5, 3.6.

ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM

THÔNG TIN TIN TỨC CÁC LỚP HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA

THÔNG BÁO LỚP LIÊN THÔNG

MÔN HỌC LUẬT BẢO HIỂM DU LỊCH

– Tuần 1:  Giới thiệu môn học, giới thiệu về rủi ro và các rủi ro xảy ra trong hoạt động du lịch

– Tuần 2:  Phân tích các tác động của rủi ro và lịch sử hình thành bảo hiểm trong lĩnh vực du lịch

– Tuần 3: Trình bày những rủi ro trong du lịch, lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển…Lớp trưởng thông báo điểm cá nhân về bài tập “Rủi ro”

– Tuần 4: Tổng quan về bảo hiểm du lịch, bảo hiểm du lịch quốc tế, Bảo hiểm du lịch nội địa, các điều khoản loại trừ trong bảo hiểm du lịch. Tầm quan trọng của bảo hiểm trong hoạt động du lịch.

– Tuần 5: Hợp đồng bảo hiểm du lịch

– Tuần 6: Các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm du lịch, Ôn tập kết thúc môn học

MƯU SINH TRÊN HOANG ĐẢO, HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG TEAMBUILDING

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

“Teambuilding mưu sinh trên hoang đảo”

 Thời gian: Thứ 5-6 tức  ngày 8-9/12/2011

NGÀY 1;

Tập kết:

( ăn sáng tự túc)

06:30 Các thành viên tham gia tập kết tại điểm (Cơ sở 5 trường ĐH Hoa sen)

– Nhận diện đồng đội và làm quen

“ Tôi là ai ”

– Tìm người hướng dẫn

–  Đi chợ mua thực phẩm sử dụng trong 2 ngày với số tiền BTC cung cấp.

 

Di chuyển:

Lên đường đi đến điểm tập kết

Chia đội: Xây dựng môi trường với các thành viên mới, nhiều xúc cảm mới.

 

Teamwork

Trên xe các Facilitator sẽ hướng dẫn mọi người cùng nhau làm việc Teamwork thông qua một số trò chơi và bài học:

 

10: 00 Điểm điểm tập kết :

– Các Teams nhận tiền từ BTC, đi chợ mua thực phẩm cho hai ngày mưu sinh.

– Giải mật thư tìm đường đến khu vực trại

 

11:00 Trecking:

– Các teams sẽ phải thực hiện một cuộc hành trình trecking theo những dấu đường của BTC để tìm đường đúng tới nơi trại.

 

11:30 Vượt thử thách:

Thành viên của các đội cùng nhau di chuyển ra bè và vượt qua song để đến với hòn đảo .

– Huấn luyện các kỹ năng làm những nút dây thông dụng

Cơm trưa

 

12:00 Khám phá đảo xanh

Dựng lều

Các team ứng dựng những nút dây mới thực hành để dựng lều.

Tự do nghỉ ngơi!


16:00 Huấn luyện kỹ năng:

–  Kỹ năng sơ cấp cứu rắn cắn, đứt hay bị gãy chân tay

– Kỹ năng cứu người rớt xuống vực sâu bằng những nút dây thông dụng

–  làm bếp chuyên dụng trong dã ngoại… dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên của VIN

– Tự tạo ra lửa với các dụng cụ thô sơ lấy từ tự nhiên.

– Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, chất đốt để giữ ấm trong đêm

– Nâu ăn bằng những vật dụng sẵn có như: ống tre,trái dừa, lá cây…

-kỹ năng nấu cơm bằng ống tre.

17:00 Các Teams tập kết và nấu ăn chuẩn bị cho bữa tối.

 

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ ĐÊM

19 :00 Giảng viên và sinh viên cùng chia sẻ các câu chuyện về cuộc sống

– Sinh hoạt về đêm “Lửa tĩnh tâm”

-Cùng nhau làm cơm nắm.

22:00 – Huấn luyện trong đêm: Cách xác định phuơng hướng ban đêm (nhìn sao, trăng, la bàn, các hiện tượng tự nhiên…); ban ngày (đồng hồ, mặt trời, cây cối…)

Ăn cháo khuya!

Nghỉ đêm

 

NGÀY 2:

06:00 – Làm quen với những liệu pháp YOGA cười

Các Asana cơ bản tăng cường sức khỏe cho mọi người.

07:00 Ăn sáng – Cơm nắm muối mè

 

08:00 Chương trình huấn luyện Teambuilding:

Các đội sẽ thử sức với các game lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như:

+ Trực thăng cứu hộ

+ Vượt đầm chết

+ Di chuyển trong đường hầm tối…

+ Đu dây Tarzan vượt hồ cá sấu

+Vượt tường

+Mạng nhện độc

10:00 HÀNH TRÌNH Ý NGHĨA

-Các đội sẽ tự nấu bữa trưa với các nguyên liệu BTC cung cấp…

– Ăn trưa liên hoan, tổng kết chương trình!

13:00 về đến TPHCM

t

2- Học tập (learning) :

Các bạn được huấn luyện các kỹ năng làm những nút dây thông dụng, kết bè.

Kỹ năng sơ cấp cứu rắn cắn, đứt hay bị gãy chân tay…

Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị say nắng, trúng gió…

Các đội thực hành các kỹ năng dựng lều, làm bếp chuyên dụng trong dã ngoại… dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên

Tự tạo ra lửa với các dụng cụ thô sơ có sẵn trong tự nhiên

 3. Khám phá (Discovery)

Săn, tìm các nguồn thực phầm tự nhiên như cá, chim, thú… để đảm bảo nguồn thực phẩm sinh tồn trong rừng sâu, hay nơi hoang dã.

Tự tạo ra lửa để nấu bữa tối bằng những vật dụng sẵn có như:ống tre,trái dừa, lá cây…

Khám phá đảo hoang và lòng hồ trong xanh

HÌNH ẢNH

MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

  • Phá vỡ bức tường ngăn cách giữa các sinh viên trong học đường.
  • Tạo động lực phát huy khả năng sáng tạo.
  • Khẳng định tầm quan trọng của làm việc nhóm/teamwork.
  • Xây dựng lòng tin và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Tăng cường sự nhận thức của các học sinh vào việc thay đổi chính mình.
  • Làm lộ ra những vấn đề của nhóm còn tiềm ẩn.
  • Trải nghiệm và xây dựng văn hóa.

 

HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

 

  1. 1.      Đối với mỗi cá nhân:
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn.
  • Rèn luyện tính tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên
  • Phát huy khả năng giao tiếp, lãnh đạo.
  • Biết cách phát huy thế mạnh cá nhân, tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.

 

  1. 2.      Đối với tập thể:
  • Xây dựng một tập thể khỏe mạnh, xã hội phát triển bền vững
  • Xây dựng nhóm năng động, sáng tạo & linh hoạt trong giải quyết vấn đề,
  • Luôn hướng đến mục tiêu và lợi ích của tập thể.

Sinh viên đăng ký cho  nhóm trưởng hoặc liên hệ trực tiếp giảng viên bằng nick yahoo:  lawyer_vietnam

DANH SÁCH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

  1. NGUYỄN HỒNG TRÂM ANH
  2. LÊ NGỌC CHÂU
  3. PHẠM THỊ MINH CHÂU
  4. PHẠM THỊ KIM CHI
  5. TRẦN TUẤN CƯỜNG
  6. TRẦN KHẮC DĨNH
  7.  HOÀNG THỊ MỸ HÀ
  8. NGUYỄN THỊ TUYẾT HÀ
  9. NGUYỄN NGỌC KIM KHÁNH
  10. LÂM BÍCH  NGHI
  11. KHUẤT HÀ PHƯƠNG
  12. LÊ THÙY PHƯƠNG
  13. NGUYỄN NGỌC LAN PHƯƠNG
  14. NGUYỄN MINH SANG
  15. LÊ THỊ QUẾ TÂM
  16. VÕ DUY NHẬT THANH
  17. HÀ ĐĂNG TOÀN
  18. TRẦN NGỌC TRÂM
  19. PHẠM BẢO TRÌNH
  20. VÕ THỤC TRINH
  21. NGUYỄN TRẦN TRUNG
  22. NGUYỄN THỤY THANH TUYỀN
  23. NGÔ THỤY PHƯƠNG UYÊN
  24. NGUYỄN NGỌC THANH VÂN
  25. NGUYỄN MINH HOÀNG
  26. PHAN THỊ LINH TRANG
  27. LẠI TRUNG HƯNG
  28. VÕ THỊ XUÂN YẾN
  29. HUỲNH ĐẠI TUYẾN
  30. LÂM THÁI SƠN
  31. NGUYỄN HOÀNG ANH

CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRĂM ĐIỀU THÚ VỊ

CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRĂM ĐIỀU THÚ VỊ

Thời gian – đối tượng – hình thức – quảng bá bình chọn
Việc triển khai chương trình sẽ tiến hành theo 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Xây dựng tiêu chí, tiêu thức bình chọn 100 điều thú vị.
Giai đoạn 2: Tuyên truyền quảng bá và tiến hành việc bình chọn.
Giai đoạn 3: Xét bình chọn, công bố kết quả, trao giải thưởng.
Giai đoạn 4: Quảng bá sản phẩm bình chọn.
Hình thức bình chọn: bằng phiếu bình chọn trực tiếp phát tại 50 điểm trong thành phố và qua website của chương trình ( http://www.hcmc100e.info/)
II. Quảng bá trong thời gian bình chọn:
Các doanh nghiệp nằm trong top 15 sẽ được thể hiện thông tin giới thiệu về mình trên 2 kênh truyền thông chính:
1. Internet: qua website của chương trình www/hcmc100e.info
2. Qua hệ thống kiosk thông tin du lịch đặt tại 50 điểm trong thành phố bao gồm các khách sạn, các trung tâm mua sắm, các điểm tham quan, phòng chờ sân bay.
“Lần đầu tiên hệ thống Izzy Kiosk được triển khai tại 50 điểm quan trọng trong thành phố để đưa hình ảnh các doanh nghiệp 1 cách sinh động, ấn tượng nhất.”


Ban tổ chức, Ban tư vấn, Ban giám khảo chuyên môn, Ban thư ký:
a. Ban Tổ chức bao gồm: Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch TPHCM, công ty tổ chức sự kiện Vinamedia, báo Saigontimes.
Công ty Vinamedia là đơn vị phối hợp tổ chức về thực hiện, chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện bình chọn, thực hiện quảng bá xúc tiến cho chương trình. Vận động các doanh nghiệp tài trợ kinh phí cho chương trình
b. Ban tư vấn do Ban tổ chức đề cử từ đại diện của Sở VHTTDL,Hiệp hội Du lịch (hội Lữ hành, hội khách sạn, hội đầu bếp…), công ty Vinamedia, báo Saigontimes, các nhà nghiên cứu về Sài Gòn, các chuyên gia, nhà báo về các lĩnh vực liên quan như: ẩm thực, văn hoá, kiến trúc, du lịch, xã hội….
Nhiệm vụ của Ban Tư vấn: tham mưu cho Ban tổ chức xây dựng các tiêu chí, tiêu thức, logo, khẩu hiệu cho sản phẩm. Xây dựng kế hoạch bình chọn các nội dung theo tiêu chí của chương trình và đề cử các đối tượng, sản phẩm tiêu biểu cho mỗi nội dung bình chọn để tổ chức trưng cầu ý kiến . Đề cử Ban giám khảo chuyên môn làm công tác bình chọn trực tiếp.
c. Hội đồng đánh giá, chọn lực sẽ bao gồm đại diện Sở, ngành, hiệp hội, báo, đài và các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực liên quan.
d. Ban bảo trợ thông tin bao gồm Báo Sài Gòn Giải phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Động, Chương trình Chào ngày mới.

TRƯỜNG CĐN DU LỊCH SÀI GÒN VINH DỰ NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ VHTT&DL

Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao tặng bằng khen tập thể và cá nhân.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2011, tại thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác đào tạo văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2007-2011.

Chủ trì Hội nghị gồm các Lãnh đạo: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Ông Huỳnh Vĩnh Ái ; PGS.TS. NSUT Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo và TS. Nguyễn Văn Lưu – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo.
Cùng tham dự Hội nghị này  là đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo một số tỉnh thành có cơ sở đào tạo văn hóa, thể thao và du lịch; đại diện Lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong cả nước; đại diện Ban Giám hiệu hoặc Ban Giám đốc, một số chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Trong Hội nghị này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng khen cho 49 đơn vị và 49 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo ngành văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2007 – 2011, trong đó có Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn – Trường ngoài công lập đầu tiên của cả nước chuyên ngành du lịch được vinh dự nhận bằng khen cá nhân và tập thể của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cũng trong buổi hội nghị Bộ VHTT&DL đã quyết định thành lập Ban vận động thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các cơ sở đào tào văn hóa, thể thao và du lịch

Dưới đây là 1 số hình ảnh của buổi hội nghị:

Theo: http://www.dulichsaigon.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

– Bài tập về nhà theo nhóm : Hãy tìm và giới thiệu các văn bản Luật (Luật, Pháp lệnh, Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư  liên tịch…)  liên quan đến…..

– Chuẩn bị xem trước các nội dung buổi học sau 29/11/11 :

  1. Giới thiệu các ngành luật Việt nam
  2. Ngành luật du lịch Việt nam
  3. Quá trình ra đời của ngành và của luật
  4.  Hệ thống luật du lịch các văn bản liên quan
  5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt nam

Ngày 29/11/2011 Tiếp nhận email bài tập từ  các nhóm đến 00:00

Email: huynhthanhthi@yahoo.com

Lưu ý: Email khi chuyển đề tên email là tện nhóm – DH Hồng Bàng

VD: Nhóm 2- ĐH HỒng Bàng

bên trong nội dung có danh sách nhóm

VINH VAN PHONG

Chuẩn bị nội dung tuần sau:

– Các vấn đề pháp luật liên quan đến tài nguyên du lịch – Di sản – Môi trường

– Các nguy cơ bị xâm hại của các tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên thiên nhiên ở Việt nam

– Các biện pháp hạn chế và khắc phục bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, Di sản  ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng làng du lịch

Loại hình du lịch cộng đồng ở nông thôn Việt Nam đã thu hút được khách du lịch nước ngoài, nhưng Nhà nước và ngành du lịch chưa quan tâm đúng mức. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi được GS.TS. Ernst Sagemueller, Tổng giám đốc trường Du lịch châu Âu Đông Dương, “ví như vườn địa đàng và là một trong những vùng đẹp nhất của châu Á…”.

Với khí hậu trong lành, hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy, các cánh đồng lúa bát ngát, các vườn cây ăn trái trĩu quả, khu rừng ngập mặn rộng bạt ngàn, vùng Đồng Tháp Mười hoang sơ, cộng với nền văn hóa đa dạng, lòng hiếu khách của người dân nơi đây… là những điều kiện rất tốt để ĐBSCL có thể xây dựng các làng, xã, các trung tâm du lịch sinh thái, cộng đồng.
Vị trí đặt quảng cáo
Qua đó, đời sống của nhiều hộ nông dân và bộ mặt nông thôn trong các vùng du lịch sẽ được cải thiện, góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh dòng nhân lực đang có xu hướng chảy ngược từ thành thị về nông thôn do khủng hoảng kinh tế. Mặt khác, dịch vụ du lịch cộng đồng ở nông thôn còn giúp các làng nghề đang gặp khó khăn có thể tồn tại và phát triển thông qua việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại chỗ…
Nước ta cũng đã có một số mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn như Hội An có dịch vụ du lịch nông thôn gắn với cộng đồng nông dân. Du khách trả 25 đô la Mỹ/ngày để được làm nông dân tại làng rau Trà Quế, Hội An. Một số tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang thì có loại hình nghỉ dưỡng homestay, tuy nhiên chất lượng dịch vụ chưa cao, hình thức sinh hoạt còn đơn điệu và thiếu sự liên kết…
Với mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn thì người nông dân là chủ thể chính. Họ có thể làm du lịch riêng lẻ một mình hoặc tổ chức các tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch hoặc liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng những làng du lịch cộng đồng mang tính chuyên nghiệp cao.
Nếu được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, giới khoa học, các doanh nghiệp du lịch và các gia đình nông dân biết chủ động kết hợp với nhau trên nguyên tắc cùng có lợi sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm, nhiều địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng cộng đồng, sinh thái hấp dẫn, đa dạng, chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Từ đó sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút du khách cho ngành du lịch ở các tỉnh ĐBSCL nói riêng và Nam bộ, cả nước nói chung.
(Theo Nguyễn Viết Thịnh

Thông báo

Các nhóm sinh viên thực hiện đề án trường ĐH hoa sen :  Chuẩn bị nội dung trao đổi và báo cáo tiến độ thực hiện vào buổi gặp giảng viên

Thời gian: 9h00

Thứ 6 ngày 22/4/2011

Địa điểm:  Cơ sở 5 – Tản Viên

Nội dung chuẩn bị:

– Những thắc mắc về thông tin thủ tục liên quan

– Những Tài liệu nguồn

– Sự hợp tác của các thành viên

– Triển khai công việc khảo sát và tìm tư liệu

– Các trở ngại hiện tại