Tìm hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

I. GIỚI THIỆU

Du lịch là một ngành công nghiệp trên thế giới. Ngành du lịch đóng góp 10% trong tổng số việc làm, 11 % trong tổng GDP và ước tính tăng 1.6 tỷ trong năm 2020. Thông thường, ngành du lịch có ảnh hưởng lớn đến con người và tự nhiên. Ngành du lịch mang cả giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Việc phát triển và khai thác du lịch không lành mạnh có thể làm cho môi trường sống và cảnh quan xuống cấp. Trong khi đó, phát triển và khai thác du lịch lành mạnh sẽ nâng cao ý thức và bảo vệ văn hoá địa phương đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia và cộng đồng.

 

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên đang nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khuyến khích khai thác thiên nhiên có trách nhiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và khám phá thêm các giá trị về văn hoá cúng như tài nguyên thiên nhiên.

Du lịch sinh thái cộng đồng là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đôi khi loại hình du lịch này được giải thích là một loại của du lịch thu hút khách du lịch và là một cách thức để bảo vệ thiên nhiên. Theo đó đây là một nghành du lịch thị trường được gọi là “du lịch thiên nhiên”. Tuy nhiên, một du lịch sinh thái đúng nghĩa yêu cầu có đường lối hoạch định mà có khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực của du lịch thiên nhiên. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên như bảo tồn môi trường và đảm bảo lối sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực.

Định nghĩa này không chỉ có ngụ ý chúng ta nên công nhận và ủng hộ cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn là thước đo xã hội của du lịch sinh thái. Thuật ngữ “ Du lịch sinh thái cộng đồng” xác định thước đo xã hội . Đây là một loại của du lịch sinh thái mà mỗi cộng đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững thông qua việc phát triển và quản lý và góp phần nào những thuận lợi trong cộng đồng.

Cộng đồng được định nghĩa như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và cơ cấu trong khu vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa này ngụ ý đến trách niệm và sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Đặc biệt, tại những nơi có nhiều người dân bản địa, họ phải có quyền quản lý đất và tài nguyên. Du lịch sinh thái cộng đồng nên phát huy sử dụng bền vững và có trách nhiệm sưu tầm. Tuy nhiên, nó phải bao quát các sáng kiến cá nhân trong cộng động.

Các đặc điểm chung về du lịch sinh thái được tổng kết bởi chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch thế giới bao gồm:

– Liên quan đến việc đánh giá về tự nhiên và văn hoá bản địa

– Bao gồm giáo dục và phiên dịch theo yêu cầu của khách du lịch khi cần thiết;

– Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và các tác động tiệu cực về văn hoá;

– Đưa ra các cách thức bảo vệ môi trường tại các khu vực tự nhiên, tránh các tác động về lợi nhuận kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường;

– Cung cấp các lợi nhuận và việc làm liên tục cho người dân tại các địa phương và;

– Nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về trách nhiệm bảo tồn;

Các khái niệm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên sẽ còn nhiều thuận lợi hơn khi đánh giá về chất lượng và tính chính xác của hành động.

Các quy trình liên quan đến du lịch sinh thái bao gồm các kế hoạch, các nguồn lực và các chiến lược phát triển, tiếp thị cũng như quản lý cho loại hình du lịch này.

Các hoạt động đặc biệt như dạo bộ, nhiếp ảnh và các chương trình bảo tồn thiên nhiên cũng là một phần của du lịch sinh thái. Tại một vài điểm du lịch, các hoạt động như săn bắt và câu cá cũng sẽ được xem là các họat động có ý nghĩa nếu chúng được nghiên cứu và kiếm soát ý thức bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân địa phương, sự hỗ trợ vốn tại địa phương đồng thời là sự khích lệ cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trách nhiệm bảo tồn.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 

Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.

Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ  thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.

Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.

Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng, bao gồm:

A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không

B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;

C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;

D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.

Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.

Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và xây dựng du lịch:

– là một phần của chiến lược phát triển bền vững

– phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và

– phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố đảm bảo phù hợp nhất.

Từ đó, các quan điểm này nhằm mục đích phát triển và thúc đẩy du lịch. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tin tưởng rằng du lịch nên duy trì môi trường bền vững, kinh tế ổn định và xã hội công bằng.Tuy chỉ chiếm số luợng nhỏ trong du lịch toàn cầu nhưng du lịch sinh thái là sự liên hợp của nhiều mục đích tốt, tạo nhiều thuận lợi cho các nơi được cho là khu vực thiên nhiên kể cả các khu vực được bảo vệ.

Là một tổ chức bảo tồn, Quỹ WWF quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy việc bảo tồn thiên nhiên và quá trình xây dựng hệ thống sinh thái. Quỹ WWF tin rằng, việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng địa phương là một phần thiết yếu của điều này, từ đó xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Đồng thời, thông qua đó, Quỹ WWF xây dựng các nguyên tắc chung về công bằng xã hội, tính toàn vẹn văn hoá, chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm hướng dẫn các chương trình phát triển.

Du lịch sinh thái đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các tổ chức bảo tồn, tổ chức phát triển và tổ chức du lịch quốc tế và các khu vực như quốc gia bảo tồn, phát triển và tổ chức du lịch, chẳng hạn như Chương trình môi trưòng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới. Đồng thời, đã có những nhận định trên thế giới cho rằng du lịch sinh thái cần phải xây dựng xuất phát từ cộng đồng. Cũng có nhiếu bất cập khi mà xây dựng các hình thái về du lịch sinh thái mà không có yếu tố cộng đồng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trưòng. Thêm vào đó, cũng có nhiều sáng kiến về du lịch sinh thái được đưa ra nhưng thất bại vì thiếu các đánh giá, tổ chức, chất lượng và tính phát huy môi trưòng. Hơn nữa, nhiều quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các sáng kiến ​​du lịch sinh thái đã được thành lập mà đã thất bại do thiếu thị trường đánh giá, tổ chức, chất lượng và khuyến mãi.

Du lịch sinh thái vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Cũng không thể nói chỉ du lịch thái mang lại cơ hội và các thuận lợi. Mà thay vào đó chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết và kiến thức chuyên sâu về nó.Du lịch sinh thái là một trong số các chiến lược phát triển bền vững ở cả cấp độ cộng đồng và cả cấp độ quốc tế. Điều này gây ra thách thức cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tất cả các tổ chức quan tâm đến du lịch sinh thái. Nghiên cứu này sẽ vạch ra một vài định hướng về du lịch sinh thái.

III.TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

 

1. Cân nhắc xem du lịch sinh thái là lựa chọn đúng hay sai

1.1.Xem xét về các tiềm năng thu được

Ba nghiên cứu đầu tiên tập trung vào điều kiện và mối quan hệ tại môi trường du lịch sinh thái trước khi xây dựng sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng.

Du lịch sinh thái cộng đồng nên được xem xét và đánh giá như một mục tiêu cần hướng tới. Theo đó, vai trò của du lịch bao gồm:

– Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;

– Khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường và;

– Thúc đẩy ý thức người dân, thuân lợi kinh tế  và các biện pháp bảo vệ cho môi trường tự nhiên.

Phải xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và việc khai thác tài nguyên. Theo đó, cần phải xác định các vấn đề quan trọng như sau:

– Chúng ta phải có các hành động như thế nào? Ai là đối tượng tham gia hành động này? Như thế nào được hiểu là bảo vệ và tàn phá môi trường? Thách thức đối với mô hình du lịch sinh thái là ý thức kém của mọi người, cụ thể đó là vì lợi ích mà tỏ ra thờ ơ với môi trường. Điều này thuộc về mô hình liên quan đến cộng đồng( theo dõi trong nghiên cứu số 4).

– Loại sáng kiến nào cần thiết để thay đổi quan điểm và hành động nhằm đem lại các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường? Du lịch sinh thái mang lại lợi ích gì? Du lịch sinh thái gây tổn hại đến môi trường như thế nào khi so sánh với các sáng kiến khác?

– Du lịch sinh thái còn có thể gây ra các tác nhân gì nữa? Liệu có thể ngăn chặn hay không?

– Các thêm các giải pháp nào giảm tải nỗ lực nhưng vẫn thu được các kết quả tương ứng hoặc là tốt hơn không? Điều này cũng yêu cầu như quy định với du lcịh sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững( theo nghiên cứu số 3).

Việc phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch tại Sabah, Malayxia:

Ở Sabah, Quỹ thiên nhiên hoang dã của Malayxia nỗ lực xây dựng dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng ( MESCOT) dưới sự trợ giúp của Quỹ thiên nhiên hoang dã và Chính phủ Nauy.

Tuy nhiên ở đất nước này liên tục có tình trạng thất thoát về tài nguyên thiên nhiên bởi quả trình khai thác dầu trái phép. Dự án du lịch sinh thái bền vững  lý tưởng nhằm mục đích tạo nguồn thu lợi nhuận bền vững liên tục. Người dân làng hi vọng Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng sẽ mang tính khả thi về du lịch sinh thái.

Mô hình này hi vọng sẽ đáp lại mong muốn của dân làng về nhu cầu du lịch sinh thái. Theo đó, người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện dự án sẽ là các kỹ năng trong cộng đồng để phát triển dự án thành công.

Các kỹ năng này sẽ bao gồm sự hiếu khách, tài chính, tiếp thị, kỹ năng máy tính và tiếng anh cơ bản. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên và văn hoá sẽ được đưa vào. Bài học quan trọng sẽ là nghiên cứu về việc xây dựng các sản phẩm du lịch hiệu quả. Cấu trúc luôn rất quan trọng. Theo đó, việc phát triển nơi ở, dịch vụ thuyền buồm và các sản phẩm thủ công tại các làng nghề phải được chú trọng. Những người tham gia sẽ bao gồm thanh niên và đảm bảo cân bằng giữa số lượng nam và nữ khi tham gia.

Yếu tố quan tâm đầu tiên của khách du lịch sẽ là điều kiện ăn ở. Với con só trên 800 phòng ngủ được thống kê trong 6 tháng đầu năm, du lich sinh thái có thể mang  lại một nguồn thu đáng kể. Từ kết quả như vậy, các điều phối viên nên chú ý đến việc cung cấp điều kiện ăn ở.

Việc quan tâm đến điều kiện ăn ở là mục tiêu quan trọng của dự án sau khi Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới ngừng trợ giúp. Chiến lược tiếp thị vẫn duy trì nhiều thách thức. Sự kết nối giữa công ty lữ hành và các bộ phận khác cũng được xem là quan trọng ở đây. Hỗ trợ cho Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng, Bộ phát triển nơi ở du lich đã liên tục giúp đỡ phát triển và đẩy mạnh sản phẩm.

Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng cũng quan tâm đến công tác tài nguyên rừng đang dần bị thoái hoá tại Malayxia. Việc xây dựng các con đường mòn mang tính nghệ thuật sẽ mang lại các lợi ích cũng như ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Việc tham gia vào loại hinh du lịch này sẽ khuyến khích vệ sinh môi trường và nâng cấp thiên nhiên cũng như chương trình tái tạo rừng.

1.2. Kiểm tra các tiền đề phát triển du lịch

Trước khi bắt đầu dự án du lịch sinh thái cộng đồng, tính ổn định tại các địa phương nên được kiểm tra và các các tiển đề cơ bản cần được đáp ứng.

Một số  tiền đề sẽ liên quan đến thực trạng cấp quốc gia nhưng các tiền đề khác sẽ vẫn liên quan đến các địa phương. Các khía cạnh chính sẽ được kiểm tra như sau:

Các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch như sau:

– Khung pháp lý liên quan đến chính trị và kinh tế, tránh kinh doanh du lịch;

– Pháp lý quy định không gây mâu thuẫn trong các nguồn thu từ du lịch tại các địa phương.

– Cấp độ quyền sở hữu tại các địa phương;

– Các cấp độ an toàn cho khách du lịch;

– Giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ bằng các dịch vụ y tế và cung cấp nước sạch; và

– Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông cho các địa phương.

Các tiền đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:

– Cảnh quan và động thực vật nên được chú trọng phát triển để thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch đến với du lịch sinh thái cộng đồng;

– Hệ thống du lịch sinh thái nên chú trọng tới cấp độ quản lý khách đến thăm, tránh hiện tượng tàn phá;

– Các địa phương nên nhân biểt về tiềm năng, tỷ lệ rủi ro và các thay đổi của nó;

– Các cấu trúc tiềm năng mang lại du lịch cộng đồng hiệu quả;

– Không ảnh hưởng đến văn hoá và truyền thống bản địa; và

– Đánh giá thị trường theo nhu cầu tiềm năng và phương tiện hiệu quả để tiếp cận.

Các tiền đề phụ thuộc vào hoàn cảnh các địa phương tuy nhiên vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như xung đột biên giới Namibia tại Caprivi liên tục ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường tại khu vực nhưng vẫn có thể hứa hẹn các sang kiến du lịch sinh thái để bình ổn tại khu vực.

Nếu tiền đề này đáp ứng cũng không có nghĩa là hệ thống du lịch sinh thái sẽ thành công, nó chỉ có giá trị cho quá trình đem ra phân tích đánh giá cho các bước tiếp theo.

Kiểm tra các tiền đề sẽ được đưa ra nghiên cứu. Căn cứ về tiền đề và cách thức kiểm tra nhanh về tính khả thi trước đó sẽ được áp dụng giữa cho các ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch.

Nhóm bảo vệ thiên nhiên cộng đồng tại Namibia

Tại Namibia, Quỹ thiên nhiên hoang dã chỉ đạo các tổ chức quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện dự án hỗ trợ công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng đồng. Việc gây quỹ thông qua du lịch để hỗ trợi phát triển và bảo vệ điaj phương là một phần của dự án.

Trước khi độc lập, các cộng đồng đã không có quyền để quản lý và thu các lợi nhuận từ các sản phẩm tự nhiên mà chỉ đơn giản là duy trì sự sống. Trường hợp như việc mất mát 97 số dê và cừu trong một đêm được cảnh báo.

Hiện tượng săn bắt trái phép trên diện rộng đã xảy ra. Người đứng đầu các khu vực này đã đứng ra bổ nhiệm người bảo vệ rừng dưới sự hỗ trợ từ phía các Tổ chức Phi Chính phủ. Sau khi giành độc lập, quá trình này đã được thắt chặt hơn bằng các luật lệ được quy định bởi Bộ Môi Trường và Du lịch. Bộ này sẽ quy định cho các cá nhân về quyền hạn cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và thu lợi nhuận từ môi trường tự nhiên cũng như du lịch. Theo đó, Cục bảo vệ khu vực cộng đồng được thành tlập và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên tại khu vực.

Nhóm bảo vệ sẽ bao gồm các nhóm người muốn làm việc cùng nhau, đưa ra các quyết định cùng nhau và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai dựa theo điều khoản đặt ra. Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tổng quát nhằm đảm bảo bền vững và bảo vệ thống nhất.

Nhóm bảo vệ sẽ tìm ra các cách thứec nhằm bảo vệ du lịch. Tuy nhiên,thuận lợi nhiều nhất về mặt tài chính phụ thuộc vào khả năng mà được quy định bởi luật pháp. Đó là cách thức liên doanh với các đơn vị tư nhân nhằm phát huy cách thức bảo vệ và xây dựng các chương trình nhằm kiểm chế xâm nhập trái phép.

Các hỗ trợ và dẫn dắt liên tục được thực hiện đối với nhóm bảo vệ, chẳng hạn như việc quản lý tài chính và các hợp đồng đàm phán. Các lợi nhuận đặc biệt thu được từ việc tổ chức các chuyến thăm sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch sinh thái thông qua việcliên doanh với các nơi khác. Hiệp hội du lịch cộng đòng tại Namibia đã tạo nên mối liên kết giữa các cộng đồng với các ngành, các doanh nghiệp bên ngoài. Namibia đã nhận được sự hỗ trợ thông qua việc đào tạo, các lời khuyên kinh doanh, chiến lược tiếp thị, sự bảo hộ và cả vốn. Hệ thống thông tin và đặt vé được thiết lập.

Các Kế hoạch lựa chọn du lịch an toàn sẽ đảm bảo định hướng thị trường với chất lượng tốt và tôn trọng các di sản văn hoá và môi trường. Điều này được phản ánh trong Chính sách du lịch tại Namibia.

Có các dấu hiệu mang tính khích lệ về việc quản lý du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học. Các sản phẩm tự nhiên như tê giác đen và voi liên tục tăng lên về số lượng từ khi ứng dụng nó.

1.3. Tuân thủ theo quy tắc hợp nhất

Loại bỏ các quy tắc độc lập, du lịch sinh thái cộng đồng xảy ra trong bối cảnh của nhiều sự lựa chọn và các chương trình bảo vệ, phát triển bền vững và du lịch đi cùng với trách nhiệm.

Bàn về du lịch sinh thái cộng đồng, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái cộn đồng đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.

Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.

Nhìn chung, các hoạt động đa ngành trong địa phương liên tục được khích lệ. Thị trường du lịch sinh thái dường như nhỏ bé, mang tính nhay cảm cũng như theo mùa vụ và cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn dịnh kinh tế tại các nước lớn cũng như các nước kế cận. Mặt khác, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ gây ra cho các ngành khác.

Cùng với sự sáp nhập theo phương ngang nắm giữ trong cộng đồng, sự thành công của các sáng kiển của du lịch cộng đồng có thể phụ thuộc vào sự sáp nhập cả ở phương dọc ở cấp độ sáng kiến cấp quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy du lcịh trách nhiệm. Bên cạnh việc liên kết với những cái đã có, các nỗ lực nên được phát huy nhằm hỗ trợ du lịch sinh thái bao gồm sự phối hợp giữa các bộ các chính sách du lịch và môi trường. Việc hỗ trợ cấp quốc gia teho hưóng liên kết các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ theo hướng các doach nghiệp nhỏ và các sáng kiến cộng dồng cũng như việc xúc tiến quốc gia và quốc tế.Ví dụ như ở Brazil, WWF liên tục tìm kiếm chính sách quốc gia cũng như tiềm năng tại các địa phương.

Các kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Brazil

Brazil là một minh chứng cho các hỗ trợ được quy về cho du lịch sinh thái. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ quốc gia nơi mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn thấp nhưng nó vẫn  là mối đe doạ cho Brazil bởi một ngành du lcịh không kiểm soát cùng với các mối đe doạ liên tục tới môi trường tự nhiên. Do đó, Quỹ WWF tại Brazil liên tục nỗ lực xây dựng các chương trình bảo vệ, theo đó ý thức của người dân cũng dần được cải thệin ở cả cấp đọ quốc gia lẫn địa phương. Đây là một động lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Braxin.

Nội dung của chương trình bao gồm:

– Đễ xuất và kiểm tra phương pháp luận về việc đào tạo về du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào 8 dự án thí điểm được đa dạng hoá lĩnh vực sinh thái cộng đồng, một cách thức của du lịch sinh thái;

– Đưa phương pháp luận đến các đại phương tại Brazil, và;

– Xác định phương hướng phát triển hệ thống chứng chỉ về du lịch sinh thái cấp quốc gia.

Đào tạo nhằm mục đích bảo vệ. Quy định liên quan đến các hội thảo trong 6 tháng và sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật đến các dự án. Các hội thảo bao gồm các học viên nhằm cải thiện phương pháp luận. Các bài học bao gồm sự cần thiết cảu đội ngũ nhân viên kỹ thuật và sự cần thiết của công tác tư vấn và nghiên cứu khi đưa du lịch sinh thái đến cộng đồng.

2. Kế hoạch cho du lịch sinh thái cộng đồng

Ba gợi ý tiếp theo liên quan tới các loại cấu trúc và các quy trình cần được thay thế trong một cộng đồng để phát huy du lịch sinh thái và vì lợi ích của người dân địa phương và môi trường. Đây không phải là các bước tuần tự và nên được xem xét cùng nhau.

2.1. Tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cộng đồng

Các cấu trúc hiệu quả sẽ tác động đến cộng đồng để gây ảnh hưởng và có thể thu lợi từ phát triển du lịch sinh thái. Liên quan đến cộng đồng là một vấn đề mấu chốt mang lại thành công cho du lịch sinh thái cộng đồng. Các cơ hội và giải pháp sẽ thay đổi tại các khu vực khác nhau giữa các cộng đồng. Một nguyên tắc quan trọng là sự kết hợp giữa cấu trúc xã hội và cộng đồng,mặc dù có thể tạo ra những thách thức cũng như cơ hội.

Mục đích chính vẫn là mang lại những thuận lợi cho cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến giới tính có thể được hoà giải bởi du lịch sinh thái có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ.

Du lịch sinh thái cộng đồng yêu cầu sự hiểu biết, trách nhiệm cộng đồng. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng du lịch sinh thái là một hình thức kinh doanh. Cùng với các sáng kiến cho cộng đồng thì vấn đề doanh nghiệp tư nhân và đầu tư cần được khuyến khích đúng chỗ để mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Có nhiều cách khác nhau về sự liên quan giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Mức độ tham gia và lợi ích cộng đồng có thể phát triển theo thời gian. Ví dụ, có một số sáng kiến ​​du lịch sinh thái ở Amazon mà tập trung vào xây dựng đầu tư tư nhân, các thỏa thuận kinh doanh sau một thời gian quy định, và điều khoản việc làm và chương trình đào tạo cho người dân địa phương.

Các lựa chọn liên quan đến cộng đồng và doanh nghiệp:

– Công ty du lịch tư nhân sẽ thuê người dân địa phương. Đây là loại hình hữu ích và quan trọng để gảm thiểu thu nhập thấp cho người dân địa phương và đảm bảo công tác quản lý cho người dân địa phương.

Cá nhân địa phương sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách trực tiếp hoặc có thể thông qua các doanh nghiệp du lịch. Điều này là một  dấu hiệu tốt cho cộng đồng.

Doanh nghiệp du lịch tư nhân (nội bộ hay bên ngoài nước) được cấp giấy một nhượng bộ hoạt động trong cộng đồng, để đổi lấy một khoản phí và chia doanh thu. Đây là một điển hình mà mang lại hiểu quả tại nhiều nơi.

– Các cá nhân đang hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch nhỏ, liên kết với cộng đồng trên diện rộng cần phải trau dồi kỹ năng để khắc phục các nhược điểm.

– Các doanh nghiệp làng xã có thể thiếu tính tổ chức và sáng kiến, cần thiết để khắc phục nhanh.

Cần thiết để thúc đẩy quan hệ giữa cộng đồng và các đối tác tư nhân. Điều này bao gồm:

– Các lời khuyên và đào tạo cộng đồng theo quyền lợi và thực tế đàm phán;

– Đảm bảo chế dộ minh bạch, đơn giản để thu lại sáng kiến tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân; giảm thiểu gánh nặng tài chính; và

– Thiết lập các uỷ ban có người dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo hiểu biết về các điều khoản nhằm giúp đỡ các địa phương.

2.2.  Hợp tác tìm kiếm sự nhất quán trong chiến lược

Các nhà tư vấn cộng đồng và các cổ đông khác nên thống nhất chiến lược về du lịch sinh thái nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Các sáng kiến ​​du lịch sinh thái cộng đồng nên tập trung vào chiến lược rõ ràng thống nhất và được lĩnh hội bởi cộng đồng địa phương và các cổ đông mà quan tâm đến lợi ích du lịch và bảo tồn. Chiến lược nên xây

dựng một bức tranh toàn diện đáp ứng nhu cầu và cơ hội trong khu vực, do đó, một loạt các hành động bổ sung có thể được thực hiện. Một trong những lợi ích chính từ việc xây dựng chiến lược là cung cấp cho cộng đồng các công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

Chiến lược nên dựa trên cộng đồng lãnh đạo và khai thác quanh cộng đồng . Tuy nhiên, những người thực hiện phải là những người có kinh nghiệm và kiến ​​thức về du lịch và bảo tồn thiên nhiên.

Những người tham gia nên bao gồm đại diện của các cộng đồng địa phương, am hiểu các nhà khai thác du lịch, các doanh nhân địa phương, các tổ chức phi chính phủ có liên quan, cơ quan bảo tồn bao gồm cả quản lý khu bảo tồn, và chính quyền địa phương. Sự liên kết nên được thực hiện như phù hợp với cấp chính phủ trong khu vực và quốc gia.

Chiến lược bao gồm:

– Thu tập các thái độ và nhận thức du lịch,các cơ hội và cạm bẫy, kinh nghiệm hiện tại, mối quan tâm và mức độ quan tâm;

– Đánh giá thị trương toàn diện; và

– Đánh giá về các di sản văn hoá và thiên nhiên; bao gồm các cơ hội mang lại từ du lịch sinh thái và đánh giá các ưu nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức mang lại.

Bên ngoài quá trình chiến lược phải là một tầm nhìn thống nhất cho du lịch sinh thái trong khoảng thời gian quy định, cùng với việc xác định các mục tiêu, đối tưọngvà các ưu tiên chiến lược, kế hoạch hành động, và kết quốnc thể kiểm soát.

Kế hoạch hành động nên lấy từ các sáng kiến thực tế, bao gồm phạm vi thời gian, trách nhiệm và nguồn lực yêu cầu. Cần tránh các sai lầm cũng nhưe hạn chế tham vọng khi đưa ra các mục tiêu.

Các hành động nên bao gồm việc phát triển chuyên sâu và dự án tiếp thị. Ở một số địa điểm ít hoặc nhiều, nên chú ý đển quản lý du lịch, bao gồm cả chính sách về kiểm soát phát triển và các du khách hiện có. Ở nhiều nơi, quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và một khu vực bảo vệ có thể là một yếu tố quan trọng của chiến lược, bao gồm hành động thống nhất về thu phí công viên và công tác bảo tồn trong cộng đồng, đó là một vấn đề quan trọng đối với du lịch sinh thái .

2.3. Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và mong muốn của cộng đồng.

Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái cộng đồng là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tăng cường bởi du lịch. Tác động xấu đến môi trường tự nhiên nên được giảm thiểu và văn hóa của các cộng đồng bản địa không nên bị tác động. Du lịch sinh thái nên khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi nó. Một cách tiếp cận thực tế là xác định các giới hạn của sự thay đổi cho phép  mang lại bởi du lịch và sau đó để xem xét xem mức độ hoạt động du lịch sẽ tạo ra thay đổi ra sao. Điều quan trọng là cộng đồng ra quyết định mức độ của ngành du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.

Lấy ví dụ như tại một vùng ở Amazon, ước tính có hơn 8 khách du lịch mỗi tháng sẽ đến. Theo đó có hai quy định đặt ra như sau:

– Các sản phẩm tạo ra phải duy trì trên kiến thức, giá trị và kỹ năng truyền thống; và

– Cộng đồng nên quyết định xem khía cạnh nào truyền thống văn hoá mà họ muốn quảng bá đến khách du lịch.

Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được dùng để tính đến các điều kiện của các mdi tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ tổng thể của các chuyên thăm.

Các yêu cầu trong quản ly khách du lịch bao gồm các yếu tố sau:

– Hợp đồng với các Công ty lữ hành về số lượng nhóm tham gia

– Mã số quản lý khách du lịch

– Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách  chi tiết của những gì phục vụ du khách, chẳng hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.

– Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định  cụ thể khu du lịch sinh thái mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch  cách xa khu vực làng cộng đồng.

3. Phát triển các dự án du lịch sinh thái cộng đồng

Nhiều dự án du lịch sinh thái không thật sự khả thi và mang lại thất bại. Hai gợi ý tiếp theo sẽ xác định khó khăn trong việc thực hiện.

3.1. Đảm bảo thực tế thị trường và thúc đẩy hiệu quả

Dự án du lịch sinh thái phải được xây dựng trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng cũng như cách thức đưa sản phẩm ra thị trường.

Lý do chính các dự án du lịch sinh thái luôn thất bại là bởi nó không thu hút đủ số lượng khách tham quan. Đó là bởi vì các giả định được đưa ra liên quan đến tiếp thị tại một địa điểm cụ thể hoặc kinh nghiệm không thực tế và không dựa trên nghiên cứu. Kết quả là, hoạt động khuyến mại bị chêch hướng. Vấn đề là thiếu kiến ​​thức du lịch không chỉ giữa các cộng đồng địa phương mình mà còn là thiếu các cơ quan tư  vấn và các cơ quan tài trợ.

Việc đánh giá thị trường toàn diện phải được tiến hành thông qua điểm đến và các dự án du lịch sinh thái tư nhân. Điều này cần xem xét như sau

– Các mẫu, các hồ sơ và các lợi ích của khách du lịch đến khu vực phải dựa trên các khảo sát về khách du lịch. Về nguyên tắc thì sẽ dễ dàng để duy trì khách du lịch hiện tại hơn là thu hút du khách mới.

– Vị trí của khu vực phải được nhìn nhận tại các mạch du lịch trong nước. Nếu là sự lệch pha sẽ gây ra sự khác biệt.

– Mức độ, bản chất và sự tồn tại các sản phẩm du lịch sinh thái sẽ gây ra sự cạnh tranh nhưng cũng tạo nên tiềm năng.

– Các hoạt động của các nhà khai thác tour du lịch trong nước và các công ty liên đới đất đai trong nước và sự bảo trợ bởi công ty lữ hành quốc tế.

– Các thông tin hiện hành và cơ chế quảng cáo tại khu vực

Chất lượng độc nhất hoặc đặc biệt tại một khu vực cùng với các sản phẩm du lịch khác phải được xác định. Theo những kiến thức về thị trường, các thông tin đầu tiên về khách du lịch nên được thông qua. Tại một vài khu vực, thị trường khách du lịch trong nước có thể là tiềm năng hơn so với khách du lịch quốc tế.

Cấp độ và bản chất của tiếp thị nên được quy từ sự gắn kết bởi văn hoá và môi trường tại khu vực và số lượng khách du lịch.

Kế hoạch tiếp thị nên được chuẩn bị trong các dự án mà phải liên quan đến nghiên cứu thị trường cho chương trình quảng cáo.Thành phần thiết yếu cho các dự án là tạo ra mối quan hệ với một hoặc nhiều Các công ty lữ hành chuyên nghiệp. Điều này có thể đảm bảo rằng họ có thể thiết lập tốt và phân phối đến các doanh nghiệp đáng tin cậy.

Liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các đại lý , phải được thực hiện trong giai đoạn đầu, trước khi đưa ra các lưòi mời, để các nhà điều hành có thể tư vấn về những gì có thể được bán và điều chỉnh, nếu cần thiết, có thể được thực hiện. Thiết lập một chương trình hoàn toàn có thể mất thời gian. Bước khởi đầu có thể được để kiểm tra chương trình thị trường với một hoặc hai nhóm.

Quỹ WWF của Vương Quốc Anh liên tục xây dựng các mối quan hệ giữa các dự án và nhà điều phối tour để phát triển các tour theo các dự án. Các nhà điều phối tour lợi nhuận đóng một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của dự án Bạc tại Braxin.

3.2. Hành động liên kết với các công ty lữ hành

Điều quan tâm đầu tiên là việc lựa chọn các công ty lữ hành.Các công ty lữ hành tại đảo Galapagos (gọi tắt là DI) được xây dựng. Nhiệm vụ của DI liên quan đến việc hỗ trợ công tác bảo tồn và trao đổi thương mại với các cộng đồng mà DI đến. Điều này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện vào chương trình bảo tồn. Các tour du lịch chỉ được giới hạn tối đa là 12 người.

Quỹ WWF bắt đầu đàm phán với DI  đầu năm 1999. Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2000 được đưa vao sổ tay năm 2001, và DI hy vọng rằng hai năm sẽ là thời gian hợp lý cho việc kinh doanh. Điều quan trọng là mỗi bên phải rõ ràng trong điều kiện phân phối sản phẩm, cung cấp thời gian cho các chuyên gia và hoạt động quảng cáo. Mấu chốt là sản phẩm du lịch bán cho khách du lịch trên thị trường là phải có giá trị.

Việc kết giao các mối quan hệ bên ngoài  giúp duy trì lâu dài cho chương trình. Quỹ WWF của Vương quốc Anh đang hợp tác với Chương trình chuyên sâu về thiên nhiên và du lịch sinh thái ( tên gọi là NEAP), chương trình xác nhận chứng chỉ về du lịch sinh thái có trụ sở tại Úc nhằm quản lý và xác nhận các tour. Tour đầu tiên đến Trung Quốc đối mắt với nhiều thách thức cho cả người tham gia lẫn nhân viên cụ thể là về cơ sở vật chất và đối tượng phiên dịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mang lại các tour thành công.

Một yếu tố nữa là sự kết hợp giữa ID và các trang web hữu ích. Chẳng hạn như trang web http://www.responsibletravel.com có thể đưa thông tin quảng cáo đến các chương trình như các chương trình của ID mà đáp ứng cá tiêu chí du lịch. Điều này đã nhận được các đánh giá cao từ các khách hàng về sự minh bạch về đánh giá cũng như quảng bá các sản phẩm.

3.3. Xây dựng các sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng nên đảm bảo chất lượng cao và thắt chặt kế hoạch kinh doanh.

Lý do thứ hai gây ra thất bại là việc liên quan đến chất lượng thực hiện dự án về kế hoạch kinh doanh.

Chất lượng phải duy trì ở kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này có nghĩa là phải xác định tham gia nghiên cứu thị trường. Mặc dù không qua phức tạp nhưng thành phần quan trọng của thị trường du lịch sinh thái mà các nhà điều phối tour liên tục quan tâm là tìm kiếm kinh nghiệm thực tế về môi trường thiên nhiên hoang dã giàu tiềm năng, điều kiện phải thoải mái và đáng tin cậy và có thể khai thác thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần thiết để khai thác các giá trị về tính cởi mở, tính đặc quyền tịa các khu vực để xúc tiến du lịch sinh thái.

Có ba yêu cầu mấu chốt như sau:

– Chú ý đến chi tiết, đảm bảo các yêu cầu, cấp độ

– Chất lượng và độ chính xác của quảng cáo và thông tin, đưa ra cam kết nhưng vẫn phải đảm bảo kết quả pahỉ sát với thực tế. Tất cả khách du lcịh trong thị trường này đang tăng lên trong tốc độ tìm kiếm cấp độ cao để nắm vững thông tin.

– Tính xác thực và môi trường. Khách du lịch trong môi trường du lịch sinh thái sẽ thích nghi nhanh với các giá trị truyền thống và giá trị thực.

Thông qua chiến lược quảng cáo

– Chất lượng của môi trường tự nhiên và cảnh quan xét trong các khía cạnh  như tính duy nhất, sự hấp dẫn và phong phú. Nếu đạt được các tiêu chí này, dự án sẽ thu được nhiều cơ hội thành công hơn. Ngược lại nếu không đạt được các tiêu chí này thì cần quan tâm đến chất lượng về điều kiện sinh hoạt.

– Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và văn hoá. Nhiều khách du lich sẽ quan tâm đến vấn đề này.

– Điều kiện ăn ở: sạch sẽ luôn là tiêu chí đầu tiên, các hệ thống về tắm rửa,  nhà vệ sinh, thiết kế toàn bộ và môi trương phải đảm bảo. Các yếu tố khác như nhà ngỉ tạm thời và không gian cắm trại cung phải được bố trí tinh tế.

– Hướng dẫn và công tác phiên dịch. Hỗ trợ nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho người dân địa phương làm hướng dẫn viên du lịch.

– Các sản phẩm và đồ thủ công địa phương: Mặc dù khách du lịch có thể tìm kiếm các sản phẩm thực tế, nhưng cần thiết để tránh khai thác cạn kiệt các đồ tạo tác có giá trị văn hóa và  các nguồn tài nguyên khác. Các sản phẩm chất lượng có thể được làm và bán nhưng phải phản ánh tính truyền thống của khu vực và sự sáng tạo hạn chế làm giảm giá trị của nó.

Kinh nghiệm chung về cuộc sống làng quê bao gồm phong tục tập quán. Cần đưa ra các sáng kiến để gìn giữ văn hoá địa phương.

– Tham gia: Khách du lịch đánh giá cơ hội tham gia các hoạt động. Các chương trình tham gia bảo vệ phải gắn liền với các thành phần phụ của du lịch sinh thái và dựa trên tiêu chí cộng đồng.

Các phương pháp cải thiện chất lượng như sau:

– Đào tạo kỹ năng

– Làm việc với các nhà điều hành đơn vị tư nhân, mô hình liên quan đến các nhà điều hành doanh nghiệp tư nhân.

– Liên kết các dự án tại các địa phương khác nhằm cung cấp các yếu tố khác biệt. Đièu này có thể tiết kiệm các chi phí bao gồm cả chi phí tiếp thị. Thỉnh thoảng cộng đồng có thể làm việc với các tổ chức khác như chính quyền quản lý công viên.

Thông qua các lời mời tới khách du lịch đến với Romania

Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Vương Quốc Anh và Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Thuỵ Sỹ liên tục tham gia vào các tổ chức môi trường hỗ trợ dự án các động vật ăn thịt tại vùng Carpathian ở Romania. Đây là một dự án quản lý thống nhất mà kết hợp nghiên cứu, quản lý,phát triển và giáo dục nông thôn. Dự án này phát triển chương trình du lịch tại các cộng đồng mà các loại động vật lớn như sói, gấu và mèo rừng luôn mang lại các giá trị kinh tế cao.

Việc phát triển các chương trình bao gồm các yếu tố như sau:

– Tập trung các nhóm kiểm tra sự thích nghi của cộng đồng

– Tập trung vào một nơi, cụ thể là Zarnesti với 27000 dân với một nền kinh tế không ổn định cần được hỗ trợ;

– Làm việc với các cá nhân trong cộng đồng để phát triển các dịch vụ du lịch, xúc tiến mở rộng dựa trên kết kết quả;

– Đào tạo người dân địa phương thông qua các chuyên gia được cấp chứng chỉ tại công ty du lịch quốc gia;

– Xúc tiến công tác bảo tồn thông qua duy trì các cuộc đi bộ đường núi và thăm các di tích di sản điển hình;

– Thiết lập hiệp hội du lịch sinh thái Zarnesti để xúc tiến dự án;

– Liên kết với các công ty lữ hành chuyên nghiệp; và

Chương trình thu hút 40 nhóm trong năm 2000 và mang lại lợi nhuận cao từ các nhà điều hành.

4.Thúc đẩy các thuận lợi đến cộng đồng và môi trường

Gợi ý thứ 4 nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm cải thiện cách thức thực hiện các sáng kiến du lịch sinh thái cộng đồng nỗ lực thu về các lợi nhuận xã hội, kinh tế và môi trường.

4.1. Tác động của công tác quản lý.

Các bước chủ yếu nên được xây dựng trong cộng đồng để giảm thiếu ảnh hưởng của môi trường và tận dụng tối đa lợi nhuân từ du lịch sinh thái.

Thiết kế của tất cả các tòa nhà mới nên được xem xét cẩn thận. Các thiết kế truyền thống và vật liệu sẵn có ở địa phương nên được sử dụng. Trong một số cộng đồng, thu nhập theo hướng tích cực thu được đáng kể, ví dụ, cung cấp mái lợp lá.Điều này cần được xem xét trước. Hành động cần được thực hiện, cả ở giai đoạn phát triển và điều hành cơ sở vật chất, để giảm tiêu thụ nước và năng lượng, giảm chất thải và tránh ô nhiễm. Công nghệ năng lượng thấp phù hợp với vị trí nên được áp dụng nếu có thể. Tái chế cần được khuyến khích và tất cả các hình thức xử lý chất thải nên được quản lý cẩn thận, với một nguyên tắc cách ly lượng chất thải khỏi các di tích như có thể. Sử dụng phương tiện giao thông giảm thiểu gây ôi nhiễm môi trường trong các quy hoạch của chương trình và các thông tin được cung cấp.

Để giảm thiểu thâm hụt kinh tế, cần nỗ lực để  tạo ra các sản phẩm và dịch tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Người thợ có thể được hỗ trợ thông qua việc lập nên  các nhóm địa phương và mạng lưới, và giúp đỡ việc tiếp thị và giá cả.

Các cộng đồng địa phương cần được khuyến khích và giúp đỡ những vấn đề này mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, thông qua thông tin và đào tạo. Các du khách sẽ đưa ra các phản hồi. Việc đóng góp ý kiến của khách du lịch và các công ty lữ hành là rất quan trọng (xem Hướng dẫn 11).

Các chiến lược du lịch quốc gia và quốc tế sẽ quản lý các tác động của mmôi trường và cộng đồng địa phương. Việc lựa chọn chiến lược cần phải xem xét các tiêu chuẩn. Đặc biệt, chứng chỉ nên dựa trên hành động mà không phải chỉ đơn giản là xem xét. Quỹ thiên nhiên hoang dã của Vương Quốc Anh sẽ đánh giá các chiến lược và tập trung vào các sáng kiến thử nghiệm trong lĩnh vực này.

4.2. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật

Các cộng đồng sẽ yêu cầu đưa ra lời khuyên và hỗ trợ phát triển, quản lý và tiếp thị cho thương hiệu các xản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao.

Nhiều vấn đề xoay quanh quan điểm hướng dẫn về tầm quản trọng của việc xây dựng tiềm năng và chương trình đào tạo cùng với các địa phương. Nhìn chung, các khoá học kỹ thuật ngắn hạn chỉ mang lại ảnh hưởng nhỏ. Các khoá học dài hạn bao gồm việc học thông qua thực hành, đào tạo công việc chứng tỏ khả năng cần thiết. Các chủ đề quan trọng bao gồm:

– Các vấn đề phát triển sản phẩm;

– Các chế độ chăm sóc khách hàng và các kỹ năng hiếu khách;

– Tiếp thị và giao tiếp;

– Quản lý môi trường;

– Làm việc và đàm phán với các công ty thương mại;

Các kỹ năng quản lý, các vấn đề liên quan đến luật pháp và kiểm soát tài chính;

– Đào tạo dẫn tour liên quan đến nội dung và quảng bá; và

– Đào tạo ngôn ngữ trình độ cơ bản.

Cách thức truyền thụ các ý kiến, mang đến sự tự tin và cung cấp các kiến thức thông qua học hỏi các dự án khác sẽ mang lại kinh nghiệm xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Có nhiều ví dụ điển hình mang lại nhiều kểt quả.

Phần lớn các dự án đều cần đến hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bản chất của sự hỗ trợ tài chính cần tránh gây ra thất thoát. Các nguồn vay lãi suất thấp và thẻ tín dụng dài hạn hỗ trợ các địa phương cần phải xác định đúng lúc. Các uỷ ban địa phương sẽ phê duyệt các vấn đề về tài chính nhằm mang lại thành công trong các khu vực.

Quan trọng là phải chứng minh được sự thành công của các dự án cộng đồng nhỏ bảo gồm các chiến lược tín dụng nhỏ để khuyến khích các chương trình hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ.

Tầm quan trọng của tiếp thị hiệu quả được (giới thiệu trong Hướng dẫn 7)

Cùng với  các lời khuyên tiếp thị kỹ thuật, các dự án cần được hỗ trợ thông qua đánh giá các dữ liệu nghiên cứu quốc gia, hỗ trợ các cuộc khảo sát khách du lịch và liên kết với các thành phần tiếp thị nhằm quảng các các công ty lữ hành và các trang web đón khách du lịch quốc gia. Việc xây dựng nơi đăng ký dự án du lịch sinh thái cộng đồng cần thiêt phải thiết lập hệ thống dự phòng.

Sẽ là giá trị cho việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới dự án. Một vài nước đã thiết lập mối liên kết các sáng kiến du lịch cộng đồng. Cách thức này không chỉ tăng cường ý thức và hỗ trợ tiếp thị mà còn thúc đẩy chất lượng chung và phân phối hỗ trợ tài chính.

Các dự án du lịch sinh thái dưới sự bảo trợ của Quỹ WWF có kinh nghiệm đào tạo, đặc biệt là ở Namibia( xem phần 7) và Brazil ( xem phần 9).

4.3. Hỗ trợ của khách du lịch và công ty lữ hành

Các kinh nghiệm du lịch sinh thái nên nâng cao ý thức bảo tồn, các vấn đề cộng đồng giữa khách du lịch và công ty lữ hành cùng với các cơ chế nhận được hỗ trợ.

Các lợi nhuận thêm có thể thu được thông qua việc cải thiện qaun hệ với khách du lịch, với các công ty lữ hành. Các lợi nhuận này bao gồm ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội, bổ sung cách cư xử của khách khi tham quan và tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng địa phương.

Các quy tắc ứng xử dành cho du khách nên được quy định. Một vài quy tắc có thể là quy định chung, tuy nhiên vẫn phải xây dựng các tiêu chí quy tắc phân loại theo từng khu di tích.

Điều này tập trung vào các câu hỏi chẳng hạn như đọc và tìm hiểu trước, lựa chọn các công ty lữ hànhvà các điểm đến mà tập trung vào các khía cạnh văn hóa địa phương, giảm thiểu tác động môi trường và tập trung vào vấn đề bảo tồn. Tương tự, mã số cho các công ty lữ hành bao gồm các vấn đề môi trường và văn hóa tại các địa điểm có liên quan, gắn kết quan hệ với các cộng đồng bản địa, các thông điệp gửi đến  nhân viên và khách hàngvà thêm nhiều hướng dẫn và quy định chi tiết hơn. Các yêu cầu này được đặt ra cho hình thức du lịch sinh thái.  Chương trình Bắc Cực của Quỹ WWF đã thông qua các quy định này.

Tăng cường tài chính hoặc các hình thức hỗ trợ khác từ khách du lịch (chẳng hạn như tham gia nghiên cứu) đã trở thành một thực tế khá phổ biến tại các điểm du lịch sinh thái. Điều này được áp dụng mức thuế cho các công ty lữ hành. Mặc dù một số công ty lữ hành phản đối ý kiến này nhưng ảnh hưởng của nó đến giá cả du lịch tương đối nhỏ. Khách du lịch thích thú  các cơ hội đóng góp ý kiến, tạo ra lợi thế tiếp thị cho các công ty lữ hành. Tiền được đưa vào một quỹ phát triển địa phương. Du khách có thể được mời tham gia thảo luận các chiến lược nhằm thu lợi nhuận và khuyến khích hiểu biêt hơn về nó. Điều này có thể tăng cường công tác bảo tồn và các chương trình xã hội trong cộng đồng.

4.4.Quản lý và đảm bảo tính liên tục

Dự án du lịch sinh thái nên được thiết kế và quản lý nhằm mang lại thành công lâu dài

Vấn đề trong các dự án du lịch sinh thái cộng đồng mà thông qua các sáng kiến quỹ hỗ trợ bên ngoài không mang tính liên tục. Do đó, cần tập trung vào các vấn đề như sau:

– Chiến lược nên xác định ở giai đoạn sớm;

– Các cơ quan hỗ trợ nên quan tâm đến hoạt động của các cá nhân và tổ chức thông qua các khoá về dự án;

– Chiến lược về quyền sở hữu địa phương nên duy trì lâu dài; và

– Liên tục sử dụng quy chế tại địa phương và quy chế quốc gia cũng như hỗ trợ từ doanh nghiệp tư nhân.

Các dự án sẽ được thắt chặt thông qua việc quản lý và các phản hồi để đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu từ đó đi đến việc điều chỉnh.

Các yêu cầu cần được thiết lập và phù hợp với cộng đồng. Điều đó bao gồm hiệu suất kinh tế, phản ứng cộng đồng địa phương, sự hài lòng của khách du lịch và thay đổi môi trường. Quản lý nên được thắt chặt và phản hồi nên tiếp thu từ du khách, các công ty lữ hành  và người dân địa phương.

Cần thiết để đào tạo người dân địa phương khi tham gia quá trình quản lý. Các chiến lược về phần thưởng và chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như thực hiện tốt hơn.

 

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 

Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.

Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ  thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.

Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.

Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng, bao gồm:

A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không

B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;

C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;

D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.

Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.

Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và xây dựng du lịch:

– là một phần của chiến lược phát triển bền vững

– phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và

– phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố đảm bảo phù hợp nhất.

Từ đó, các quan điểm này nhằm mục đích phát triển và thúc đẩy du lịch. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tin tưởng rằng du lịch nên duy trì môi trường bền vững, kinh tế ổn định và xã hội công bằng.Tuy chỉ chiếm số luợng nhỏ trong du lịch toàn cầu nhưng du lịch sinh thái là sự liên hợp của nhiều mục đích tốt, tạo nhiều thuận lợi cho các nơi được cho là khu vực thiên nhiên kể cả các khu vực được bảo vệ.

Là một tổ chức bảo tồn, Quỹ WWF quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy việc bảo tồn thiên nhiên và quá trình xây dựng hệ thống sinh thái. Quỹ WWF tin rằng, việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng địa phương là một phần thiết yếu của điều này, từ đó xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Đồng thời, thông qua đó, Quỹ WWF xây dựng các nguyên tắc chung về công bằng xã hội, tính toàn vẹn văn hoá, chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm hướng dẫn các chương trình phát triển.

Du lịch sinh thái đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các tổ chức bảo tồn, tổ chức phát triển và tổ chức du lịch quốc tế và các khu vực như quốc gia bảo tồn, phát triển và tổ chức du lịch, chẳng hạn như Chương trình môi trưòng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới. Đồng thời, đã có những nhận định trên thế giới cho rằng du lịch sinh thái cần phải xây dựng xuất phát từ cộng đồng. Cũng có nhiếu bất cập khi mà xây dựng các hình thái về du lịch sinh thái mà không có yếu tố cộng đồng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trưòng. Thêm vào đó, cũng có nhiều sáng kiến về du lịch sinh thái được đưa ra nhưng thất bại vì thiếu các đánh giá, tổ chức, chất lượng và tính phát huy môi trưòng. Hơn nữa, nhiều quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các sáng kiến ​​du lịch sinh thái đã được thành lập mà đã thất bại do thiếu thị trường đánh giá, tổ chức, chất lượng và khuyến mãi.

Du lịch sinh thái vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Cũng không thể nói chỉ du lịch thái mang lại cơ hội và các thuận lợi. Mà thay vào đó chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết và kiến thức chuyên sâu về nó.Du lịch sinh thái là một trong số các chiến lược phát triển bền vững ở cả cấp độ cộng đồng và cả cấp độ quốc tế. Điều này gây ra thách thức cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tất cả các tổ chức quan tâm đến du lịch sinh thái. Nghiên cứu này sẽ vạch ra một vài định hướng về du lịch sinh thái.

III.TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

 

1. Cân nhắc xem du lịch sinh thái là lựa chọn đúng hay sai

1.1.Xem xét về các tiềm năng thu được

Ba nghiên cứu đầu tiên tập trung vào điều kiện và mối quan hệ tại môi trường du lịch sinh thái trước khi xây dựng sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng.

Du lịch sinh thái cộng đồng nên được xem xét và đánh giá như một mục tiêu cần hướng tới. Theo đó, vai trò của du lịch bao gồm:

– Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;

– Khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường và;

– Thúc đẩy ý thức người dân, thuân lợi kinh tế  và các biện pháp bảo vệ cho môi trường tự nhiên.

Phải xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và việc khai thác tài nguyên. Theo đó, cần phải xác định các vấn đề quan trọng như sau:

– Chúng ta phải có các hành động như thế nào? Ai là đối tượng tham gia hành động này? Như thế nào được hiểu là bảo vệ và tàn phá môi trường? Thách thức đối với mô hình du lịch sinh thái là ý thức kém của mọi người, cụ thể đó là vì lợi ích mà tỏ ra thờ ơ với môi trường. Điều này thuộc về mô hình liên quan đến cộng đồng( theo dõi trong nghiên cứu số 4).

– Loại sáng kiến nào cần thiết để thay đổi quan điểm và hành động nhằm đem lại các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường? Du lịch sinh thái mang lại lợi ích gì? Du lịch sinh thái gây tổn hại đến môi trường như thế nào khi so sánh với các sáng kiến khác?

– Du lịch sinh thái còn có thể gây ra các tác nhân gì nữa? Liệu có thể ngăn chặn hay không?

– Các thêm các giải pháp nào giảm tải nỗ lực nhưng vẫn thu được các kết quả tương ứng hoặc là tốt hơn không? Điều này cũng yêu cầu như quy định với du lcịh sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững( theo nghiên cứu số 3).

Việc phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch tại Sabah, Malayxia:

Ở Sabah, Quỹ thiên nhiên hoang dã của Malayxia nỗ lực xây dựng dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng ( MESCOT) dưới sự trợ giúp của Quỹ thiên nhiên hoang dã và Chính phủ Nauy.

Tuy nhiên ở đất nước này liên tục có tình trạng thất thoát về tài nguyên thiên nhiên bởi quả trình khai thác dầu trái phép. Dự án du lịch sinh thái bền vững  lý tưởng nhằm mục đích tạo nguồn thu lợi nhuận bền vững liên tục. Người dân làng hi vọng Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng sẽ mang tính khả thi về du lịch sinh thái.

Mô hình này hi vọng sẽ đáp lại mong muốn của dân làng về nhu cầu du lịch sinh thái. Theo đó, người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện dự án sẽ là các kỹ năng trong cộng đồng để phát triển dự án thành công.

Các kỹ năng này sẽ bao gồm sự hiếu khách, tài chính, tiếp thị, kỹ năng máy tính và tiếng anh cơ bản. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên và văn hoá sẽ được đưa vào. Bài học quan trọng sẽ là nghiên cứu về việc xây dựng các sản phẩm du lịch hiệu quả. Cấu trúc luôn rất quan trọng. Theo đó, việc phát triển nơi ở, dịch vụ thuyền buồm và các sản phẩm thủ công tại các làng nghề phải được chú trọng. Những người tham gia sẽ bao gồm thanh niên và đảm bảo cân bằng giữa số lượng nam và nữ khi tham gia.

Yếu tố quan tâm đầu tiên của khách du lịch sẽ là điều kiện ăn ở. Với con só trên 800 phòng ngủ được thống kê trong 6 tháng đầu năm, du lich sinh thái có thể mang  lại một nguồn thu đáng kể. Từ kết quả như vậy, các điều phối viên nên chú ý đến việc cung cấp điều kiện ăn ở.

Việc quan tâm đến điều kiện ăn ở là mục tiêu quan trọng của dự án sau khi Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới ngừng trợ giúp. Chiến lược tiếp thị vẫn duy trì nhiều thách thức. Sự kết nối giữa công ty lữ hành và các bộ phận khác cũng được xem là quan trọng ở đây. Hỗ trợ cho Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng, Bộ phát triển nơi ở du lich đã liên tục giúp đỡ phát triển và đẩy mạnh sản phẩm.

Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng cũng quan tâm đến công tác tài nguyên rừng đang dần bị thoái hoá tại Malayxia. Việc xây dựng các con đường mòn mang tính nghệ thuật sẽ mang lại các lợi ích cũng như ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Việc tham gia vào loại hinh du lịch này sẽ khuyến khích vệ sinh môi trường và nâng cấp thiên nhiên cũng như chương trình tái tạo rừng.

1.2. Kiểm tra các tiền đề phát triển du lịch

Trước khi bắt đầu dự án du lịch sinh thái cộng đồng, tính ổn định tại các địa phương nên được kiểm tra và các các tiển đề cơ bản cần được đáp ứng.

Một số  tiền đề sẽ liên quan đến thực trạng cấp quốc gia nhưng các tiền đề khác sẽ vẫn liên quan đến các địa phương. Các khía cạnh chính sẽ được kiểm tra như sau:

Các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch như sau:

– Khung pháp lý liên quan đến chính trị và kinh tế, tránh kinh doanh du lịch;

– Pháp lý quy định không gây mâu thuẫn trong các nguồn thu từ du lịch tại các địa phương.

– Cấp độ quyền sở hữu tại các địa phương;

– Các cấp độ an toàn cho khách du lịch;

– Giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ bằng các dịch vụ y tế và cung cấp nước sạch; và

– Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông cho các địa phương.

Các tiền đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:

– Cảnh quan và động thực vật nên được chú trọng phát triển để thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch đến với du lịch sinh thái cộng đồng;

– Hệ thống du lịch sinh thái nên chú trọng tới cấp độ quản lý khách đến thăm, tránh hiện tượng tàn phá;

– Các địa phương nên nhân biểt về tiềm năng, tỷ lệ rủi ro và các thay đổi của nó;

– Các cấu trúc tiềm năng mang lại du lịch cộng đồng hiệu quả;

– Không ảnh hưởng đến văn hoá và truyền thống bản địa; và

– Đánh giá thị trường theo nhu cầu tiềm năng và phương tiện hiệu quả để tiếp cận.

Các tiền đề phụ thuộc vào hoàn cảnh các địa phương tuy nhiên vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như xung đột biên giới Namibia tại Caprivi liên tục ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường tại khu vực nhưng vẫn có thể hứa hẹn các sang kiến du lịch sinh thái để bình ổn tại khu vực.

Nếu tiền đề này đáp ứng cũng không có nghĩa là hệ thống du lịch sinh thái sẽ thành công, nó chỉ có giá trị cho quá trình đem ra phân tích đánh giá cho các bước tiếp theo.

Kiểm tra các tiền đề sẽ được đưa ra nghiên cứu. Căn cứ về tiền đề và cách thức kiểm tra nhanh về tính khả thi trước đó sẽ được áp dụng giữa cho các ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch.

Nhóm bảo vệ thiên nhiên cộng đồng tại Namibia

Tại Namibia, Quỹ thiên nhiên hoang dã chỉ đạo các tổ chức quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện dự án hỗ trợ công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng đồng. Việc gây quỹ thông qua du lịch để hỗ trợi phát triển và bảo vệ điaj phương là một phần của dự án.

Trước khi độc lập, các cộng đồng đã không có quyền để quản lý và thu các lợi nhuận từ các sản phẩm tự nhiên mà chỉ đơn giản là duy trì sự sống. Trường hợp như việc mất mát 97 số dê và cừu trong một đêm được cảnh báo.

Hiện tượng săn bắt trái phép trên diện rộng đã xảy ra. Người đứng đầu các khu vực này đã đứng ra bổ nhiệm người bảo vệ rừng dưới sự hỗ trợ từ phía các Tổ chức Phi Chính phủ. Sau khi giành độc lập, quá trình này đã được thắt chặt hơn bằng các luật lệ được quy định bởi Bộ Môi Trường và Du lịch. Bộ này sẽ quy định cho các cá nhân về quyền hạn cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và thu lợi nhuận từ môi trường tự nhiên cũng như du lịch. Theo đó, Cục bảo vệ khu vực cộng đồng được thành tlập và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên tại khu vực.

Nhóm bảo vệ sẽ bao gồm các nhóm người muốn làm việc cùng nhau, đưa ra các quyết định cùng nhau và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai dựa theo điều khoản đặt ra. Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tổng quát nhằm đảm bảo bền vững và bảo vệ thống nhất.

Nhóm bảo vệ sẽ tìm ra các cách thứec nhằm bảo vệ du lịch. Tuy nhiên,thuận lợi nhiều nhất về mặt tài chính phụ thuộc vào khả năng mà được quy định bởi luật pháp. Đó là cách thức liên doanh với các đơn vị tư nhân nhằm phát huy cách thức bảo vệ và xây dựng các chương trình nhằm kiểm chế xâm nhập trái phép.

Các hỗ trợ và dẫn dắt liên tục được thực hiện đối với nhóm bảo vệ, chẳng hạn như việc quản lý tài chính và các hợp đồng đàm phán. Các lợi nhuận đặc biệt thu được từ việc tổ chức các chuyến thăm sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch sinh thái thông qua việcliên doanh với các nơi khác. Hiệp hội du lịch cộng đòng tại Namibia đã tạo nên mối liên kết giữa các cộng đồng với các ngành, các doanh nghiệp bên ngoài. Namibia đã nhận được sự hỗ trợ thông qua việc đào tạo, các lời khuyên kinh doanh, chiến lược tiếp thị, sự bảo hộ và cả vốn. Hệ thống thông tin và đặt vé được thiết lập.

Các Kế hoạch lựa chọn du lịch an toàn sẽ đảm bảo định hướng thị trường với chất lượng tốt và tôn trọng các di sản văn hoá và môi trường. Điều này được phản ánh trong Chính sách du lịch tại Namibia.

Có các dấu hiệu mang tính khích lệ về việc quản lý du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học. Các sản phẩm tự nhiên như tê giác đen và voi liên tục tăng lên về số lượng từ khi ứng dụng nó.

1.3. Tuân thủ theo quy tắc hợp nhất

Loại bỏ các quy tắc độc lập, du lịch sinh thái cộng đồng xảy ra trong bối cảnh của nhiều sự lựa chọn và các chương trình bảo vệ, phát triển bền vững và du lịch đi cùng với trách nhiệm.

Bàn về du lịch sinh thái cộng đồng, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái cộn đồng đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.

Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.

Nhìn chung, các hoạt động đa ngành trong địa phương liên tục được khích lệ. Thị trường du lịch sinh thái dường như nhỏ bé, mang tính nhay cảm cũng như theo mùa vụ và cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn dịnh kinh tế tại các nước lớn cũng như các nước kế cận. Mặt khác, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ gây ra cho các ngành khác.

Cùng với sự sáp nhập theo phương ngang nắm giữ trong cộng đồng, sự thành công của các sáng kiển của du lịch cộng đồng có thể phụ thuộc vào sự sáp nhập cả ở phương dọc ở cấp độ sáng kiến cấp quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy du lcịh trách nhiệm. Bên cạnh việc liên kết với những cái đã có, các nỗ lực nên được phát huy nhằm hỗ trợ du lịch sinh thái bao gồm sự phối hợp giữa các bộ các chính sách du lịch và môi trường. Việc hỗ trợ cấp quốc gia teho hưóng liên kết các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ theo hướng các doach nghiệp nhỏ và các sáng kiến cộng dồng cũng như việc xúc tiến quốc gia và quốc tế.Ví dụ như ở Brazil, WWF liên tục tìm kiếm chính sách quốc gia cũng như tiềm năng tại các địa phương.

Các kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Brazil

Brazil là một minh chứng cho các hỗ trợ được quy về cho du lịch sinh thái. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ quốc gia nơi mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn thấp nhưng nó vẫn  là mối đe doạ cho Brazil bởi một ngành du lcịh không kiểm soát cùng với các mối đe doạ liên tục tới môi trường tự nhiên. Do đó, Quỹ WWF tại Brazil liên tục nỗ lực xây dựng các chương trình bảo vệ, theo đó ý thức của người dân cũng dần được cải thệin ở cả cấp đọ quốc gia lẫn địa phương. Đây là một động lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Braxin.

Nội dung của chương trình bao gồm:

– Đễ xuất và kiểm tra phương pháp luận về việc đào tạo về du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào 8 dự án thí điểm được đa dạng hoá lĩnh vực sinh thái cộng đồng, một cách thức của du lịch sinh thái;

– Đưa phương pháp luận đến các đại phương tại Brazil, và;

– Xác định phương hướng phát triển hệ thống chứng chỉ về du lịch sinh thái cấp quốc gia.

Đào tạo nhằm mục đích bảo vệ. Quy định liên quan đến các hội thảo trong 6 tháng và sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật đến các dự án. Các hội thảo bao gồm các học viên nhằm cải thiện phương pháp luận. Các bài học bao gồm sự cần thiết cảu đội ngũ nhân viên kỹ thuật và sự cần thiết của công tác tư vấn và nghiên cứu khi đưa du lịch sinh thái đến cộng đồng.

2. Kế hoạch cho du lịch sinh thái cộng đồng

Ba gợi ý tiếp theo liên quan tới các loại cấu trúc và các quy trình cần được thay thế trong một cộng đồng để phát huy du lịch sinh thái và vì lợi ích của người dân địa phương và môi trường. Đây không phải là các bước tuần tự và nên được xem xét cùng nhau.

2.1. Tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cộng đồng

Các cấu trúc hiệu quả sẽ tác động đến cộng đồng để gây ảnh hưởng và có thể thu lợi từ phát triển du lịch sinh thái. Liên quan đến cộng đồng là một vấn đề mấu chốt mang lại thành công cho du lịch sinh thái cộng đồng. Các cơ hội và giải pháp sẽ thay đổi tại các khu vực khác nhau giữa các cộng đồng. Một nguyên tắc quan trọng là sự kết hợp giữa cấu trúc xã hội và cộng đồng,mặc dù có thể tạo ra những thách thức cũng như cơ hội.

Mục đích chính vẫn là mang lại những thuận lợi cho cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến giới tính có thể được hoà giải bởi du lịch sinh thái có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ.

Du lịch sinh thái cộng đồng yêu cầu sự hiểu biết, trách nhiệm cộng đồng. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng du lịch sinh thái là một hình thức kinh doanh. Cùng với các sáng kiến cho cộng đồng thì vấn đề doanh nghiệp tư nhân và đầu tư cần được khuyến khích đúng chỗ để mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Có nhiều cách khác nhau về sự liên quan giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Mức độ tham gia và lợi ích cộng đồng có thể phát triển theo thời gian. Ví dụ, có một số sáng kiến ​​du lịch sinh thái ở Amazon mà tập trung vào xây dựng đầu tư tư nhân, các thỏa thuận kinh doanh sau một thời gian quy định, và điều khoản việc làm và chương trình đào tạo cho người dân địa phương.

Các lựa chọn liên quan đến cộng đồng và doanh nghiệp:

– Công ty du lịch tư nhân sẽ thuê người dân địa phương. Đây là loại hình hữu ích và quan trọng để gảm thiểu thu nhập thấp cho người dân địa phương và đảm bảo công tác quản lý cho người dân địa phương.

Cá nhân địa phương sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách trực tiếp hoặc có thể thông qua các doanh nghiệp du lịch. Điều này là một  dấu hiệu tốt cho cộng đồng.

Doanh nghiệp du lịch tư nhân (nội bộ hay bên ngoài nước) được cấp giấy một nhượng bộ hoạt động trong cộng đồng, để đổi lấy một khoản phí và chia doanh thu. Đây là một điển hình mà mang lại hiểu quả tại nhiều nơi.

– Các cá nhân đang hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch nhỏ, liên kết với cộng đồng trên diện rộng cần phải trau dồi kỹ năng để khắc phục các nhược điểm.

– Các doanh nghiệp làng xã có thể thiếu tính tổ chức và sáng kiến, cần thiết để khắc phục nhanh.

Cần thiết để thúc đẩy quan hệ giữa cộng đồng và các đối tác tư nhân. Điều này bao gồm:

– Các lời khuyên và đào tạo cộng đồng theo quyền lợi và thực tế đàm phán;

– Đảm bảo chế dộ minh bạch, đơn giản để thu lại sáng kiến tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân; giảm thiểu gánh nặng tài chính; và

– Thiết lập các uỷ ban có người dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo hiểu biết về các điều khoản nhằm giúp đỡ các địa phương.

2.2.  Hợp tác tìm kiếm sự nhất quán trong chiến lược

Các nhà tư vấn cộng đồng và các cổ đông khác nên thống nhất chiến lược về du lịch sinh thái nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Các sáng kiến ​​du lịch sinh thái cộng đồng nên tập trung vào chiến lược rõ ràng thống nhất và được lĩnh hội bởi cộng đồng địa phương và các cổ đông mà quan tâm đến lợi ích du lịch và bảo tồn. Chiến lược nên xây

dựng một bức tranh toàn diện đáp ứng nhu cầu và cơ hội trong khu vực, do đó, một loạt các hành động bổ sung có thể được thực hiện. Một trong những lợi ích chính từ việc xây dựng chiến lược là cung cấp cho cộng đồng các công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

Chiến lược nên dựa trên cộng đồng lãnh đạo và khai thác quanh cộng đồng . Tuy nhiên, những người thực hiện phải là những người có kinh nghiệm và kiến ​​thức về du lịch và bảo tồn thiên nhiên.

Những người tham gia nên bao gồm đại diện của các cộng đồng địa phương, am hiểu các nhà khai thác du lịch, các doanh nhân địa phương, các tổ chức phi chính phủ có liên quan, cơ quan bảo tồn bao gồm cả quản lý khu bảo tồn, và chính quyền địa phương. Sự liên kết nên được thực hiện như phù hợp với cấp chính phủ trong khu vực và quốc gia.

Chiến lược bao gồm:

– Thu tập các thái độ và nhận thức du lịch,các cơ hội và cạm bẫy, kinh nghiệm hiện tại, mối quan tâm và mức độ quan tâm;

– Đánh giá thị trương toàn diện; và

– Đánh giá về các di sản văn hoá và thiên nhiên; bao gồm các cơ hội mang lại từ du lịch sinh thái và đánh giá các ưu nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức mang lại.

Bên ngoài quá trình chiến lược phải là một tầm nhìn thống nhất cho du lịch sinh thái trong khoảng thời gian quy định, cùng với việc xác định các mục tiêu, đối tưọngvà các ưu tiên chiến lược, kế hoạch hành động, và kết quốnc thể kiểm soát.

Kế hoạch hành động nên lấy từ các sáng kiến thực tế, bao gồm phạm vi thời gian, trách nhiệm và nguồn lực yêu cầu. Cần tránh các sai lầm cũng nhưe hạn chế tham vọng khi đưa ra các mục tiêu.

Các hành động nên bao gồm việc phát triển chuyên sâu và dự án tiếp thị. Ở một số địa điểm ít hoặc nhiều, nên chú ý đển quản lý du lịch, bao gồm cả chính sách về kiểm soát phát triển và các du khách hiện có. Ở nhiều nơi, quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và một khu vực bảo vệ có thể là một yếu tố quan trọng của chiến lược, bao gồm hành động thống nhất về thu phí công viên và công tác bảo tồn trong cộng đồng, đó là một vấn đề quan trọng đối với du lịch sinh thái .

2.3. Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và mong muốn của cộng đồng.

Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái cộng đồng là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tăng cường bởi du lịch. Tác động xấu đến môi trường tự nhiên nên được giảm thiểu và văn hóa của các cộng đồng bản địa không nên bị tác động. Du lịch sinh thái nên khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi nó. Một cách tiếp cận thực tế là xác định các giới hạn của sự thay đổi cho phép  mang lại bởi du lịch và sau đó để xem xét xem mức độ hoạt động du lịch sẽ tạo ra thay đổi ra sao. Điều quan trọng là cộng đồng ra quyết định mức độ của ngành du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.

Lấy ví dụ như tại một vùng ở Amazon, ước tính có hơn 8 khách du lịch mỗi tháng sẽ đến. Theo đó có hai quy định đặt ra như sau:

– Các sản phẩm tạo ra phải duy trì trên kiến thức, giá trị và kỹ năng truyền thống; và

– Cộng đồng nên quyết định xem khía cạnh nào truyền thống văn hoá mà họ muốn quảng bá đến khách du lịch.

Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được dùng để tính đến các điều kiện của các mdi tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ tổng thể của các chuyên thăm.

Các yêu cầu trong quản ly khách du lịch bao gồm các yếu tố sau:

– Hợp đồng với các Công ty lữ hành về số lượng nhóm tham gia

– Mã số quản lý khách du lịch

– Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách  chi tiết của những gì phục vụ du khách, chẳng hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.

– Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định  cụ thể khu du lịch sinh thái mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch  cách xa khu vực làng cộng đồng.

3. Phát triển các dự án du lịch sinh thái cộng đồng

Nhiều dự án du lịch sinh thái không thật sự khả thi và mang lại thất bại. Hai gợi ý tiếp theo sẽ xác định khó khăn trong việc thực hiện.

3.1. Đảm bảo thực tế thị trường và thúc đẩy hiệu quả

Dự án du lịch sinh thái phải được xây dựng trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng cũng như cách thức đưa sản phẩm ra thị trường.

Lý do chính các dự án du lịch sinh thái luôn thất bại là bởi nó không thu hút đủ số lượng khách tham quan. Đó là bởi vì các giả định được đưa ra liên quan đến tiếp thị tại một địa điểm cụ thể hoặc kinh nghiệm không thực tế và không dựa trên nghiên cứu. Kết quả là, hoạt động khuyến mại bị chêch hướng. Vấn đề là thiếu kiến ​​thức du lịch không chỉ giữa các cộng đồng địa phương mình mà còn là thiếu các cơ quan tư  vấn và các cơ quan tài trợ.

Việc đánh giá thị trường toàn diện phải được tiến hành thông qua điểm đến và các dự án du lịch sinh thái tư nhân. Điều này cần xem xét như sau

– Các mẫu, các hồ sơ và các lợi ích của khách du lịch đến khu vực phải dựa trên các khảo sát về khách du lịch. Về nguyên tắc thì sẽ dễ dàng để duy trì khách du lịch hiện tại hơn là thu hút du khách mới.

– Vị trí của khu vực phải được nhìn nhận tại các mạch du lịch trong nước. Nếu là sự lệch pha sẽ gây ra sự khác biệt.

– Mức độ, bản chất và sự tồn tại các sản phẩm du lịch sinh thái sẽ gây ra sự cạnh tranh nhưng cũng tạo nên tiềm năng.

– Các hoạt động của các nhà khai thác tour du lịch trong nước và các công ty liên đới đất đai trong nước và sự bảo trợ bởi công ty lữ hành quốc tế.

– Các thông tin hiện hành và cơ chế quảng cáo tại khu vực

Chất lượng độc nhất hoặc đặc biệt tại một khu vực cùng với các sản phẩm du lịch khác phải được xác định. Theo những kiến thức về thị trường, các thông tin đầu tiên về khách du lịch nên được thông qua. Tại một vài khu vực, thị trường khách du lịch trong nước có thể là tiềm năng hơn so với khách du lịch quốc tế.

Cấp độ và bản chất của tiếp thị nên được quy từ sự gắn kết bởi văn hoá và môi trường tại khu vực và số lượng khách du lịch.

Kế hoạch tiếp thị nên được chuẩn bị trong các dự án mà phải liên quan đến nghiên cứu thị trường cho chương trình quảng cáo.Thành phần thiết yếu cho các dự án là tạo ra mối quan hệ với một hoặc nhiều Các công ty lữ hành chuyên nghiệp. Điều này có thể đảm bảo rằng họ có thể thiết lập tốt và phân phối đến các doanh nghiệp đáng tin cậy.

Liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các đại lý , phải được thực hiện trong giai đoạn đầu, trước khi đưa ra các lưòi mời, để các nhà điều hành có thể tư vấn về những gì có thể được bán và điều chỉnh, nếu cần thiết, có thể được thực hiện. Thiết lập một chương trình hoàn toàn có thể mất thời gian. Bước khởi đầu có thể được để kiểm tra chương trình thị trường với một hoặc hai nhóm.

Quỹ WWF của Vương Quốc Anh liên tục xây dựng các mối quan hệ giữa các dự án và nhà điều phối tour để phát triển các tour theo các dự án. Các nhà điều phối tour lợi nhuận đóng một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của dự án Bạc tại Braxin.

3.2. Hành động liên kết với các công ty lữ hành

Điều quan tâm đầu tiên là việc lựa chọn các công ty lữ hành.Các công ty lữ hành tại đảo Galapagos (gọi tắt là DI) được xây dựng. Nhiệm vụ của DI liên quan đến việc hỗ trợ công tác bảo tồn và trao đổi thương mại với các cộng đồng mà DI đến. Điều này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện vào chương trình bảo tồn. Các tour du lịch chỉ được giới hạn tối đa là 12 người.

Quỹ WWF bắt đầu đàm phán với DI  đầu năm 1999. Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2000 được đưa vao sổ tay năm 2001, và DI hy vọng rằng hai năm sẽ là thời gian hợp lý cho việc kinh doanh. Điều quan trọng là mỗi bên phải rõ ràng trong điều kiện phân phối sản phẩm, cung cấp thời gian cho các chuyên gia và hoạt động quảng cáo. Mấu chốt là sản phẩm du lịch bán cho khách du lịch trên thị trường là phải có giá trị.

Việc kết giao các mối quan hệ bên ngoài  giúp duy trì lâu dài cho chương trình. Quỹ WWF của Vương quốc Anh đang hợp tác với Chương trình chuyên sâu về thiên nhiên và du lịch sinh thái ( tên gọi là NEAP), chương trình xác nhận chứng chỉ về du lịch sinh thái có trụ sở tại Úc nhằm quản lý và xác nhận các tour. Tour đầu tiên đến Trung Quốc đối mắt với nhiều thách thức cho cả người tham gia lẫn nhân viên cụ thể là về cơ sở vật chất và đối tượng phiên dịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mang lại các tour thành công.

Một yếu tố nữa là sự kết hợp giữa ID và các trang web hữu ích. Chẳng hạn như trang web http://www.responsibletravel.com có thể đưa thông tin quảng cáo đến các chương trình như các chương trình của ID mà đáp ứng cá tiêu chí du lịch. Điều này đã nhận được các đánh giá cao từ các khách hàng về sự minh bạch về đánh giá cũng như quảng bá các sản phẩm.

3.3. Xây dựng các sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng nên đảm bảo chất lượng cao và thắt chặt kế hoạch kinh doanh.

Lý do thứ hai gây ra thất bại là việc liên quan đến chất lượng thực hiện dự án về kế hoạch kinh doanh.

Chất lượng phải duy trì ở kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này có nghĩa là phải xác định tham gia nghiên cứu thị trường. Mặc dù không qua phức tạp nhưng thành phần quan trọng của thị trường du lịch sinh thái mà các nhà điều phối tour liên tục quan tâm là tìm kiếm kinh nghiệm thực tế về môi trường thiên nhiên hoang dã giàu tiềm năng, điều kiện phải thoải mái và đáng tin cậy và có thể khai thác thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần thiết để khai thác các giá trị về tính cởi mở, tính đặc quyền tịa các khu vực để xúc tiến du lịch sinh thái.

Có ba yêu cầu mấu chốt như sau:

– Chú ý đến chi tiết, đảm bảo các yêu cầu, cấp độ

– Chất lượng và độ chính xác của quảng cáo và thông tin, đưa ra cam kết nhưng vẫn phải đảm bảo kết quả pahỉ sát với thực tế. Tất cả khách du lcịh trong thị trường này đang tăng lên trong tốc độ tìm kiếm cấp độ cao để nắm vững thông tin.

– Tính xác thực và môi trường. Khách du lịch trong môi trường du lịch sinh thái sẽ thích nghi nhanh với các giá trị truyền thống và giá trị thực.

Thông qua chiến lược quảng cáo

– Chất lượng của môi trường tự nhiên và cảnh quan xét trong các khía cạnh  như tính duy nhất, sự hấp dẫn và phong phú. Nếu đạt được các tiêu chí này, dự án sẽ thu được nhiều cơ hội thành công hơn. Ngược lại nếu không đạt được các tiêu chí này thì cần quan tâm đến chất lượng về điều kiện sinh hoạt.

– Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và văn hoá. Nhiều khách du lich sẽ quan tâm đến vấn đề này.

– Điều kiện ăn ở: sạch sẽ luôn là tiêu chí đầu tiên, các hệ thống về tắm rửa,  nhà vệ sinh, thiết kế toàn bộ và môi trương phải đảm bảo. Các yếu tố khác như nhà ngỉ tạm thời và không gian cắm trại cung phải được bố trí tinh tế.

– Hướng dẫn và công tác phiên dịch. Hỗ trợ nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho người dân địa phương làm hướng dẫn viên du lịch.

– Các sản phẩm và đồ thủ công địa phương: Mặc dù khách du lịch có thể tìm kiếm các sản phẩm thực tế, nhưng cần thiết để tránh khai thác cạn kiệt các đồ tạo tác có giá trị văn hóa và  các nguồn tài nguyên khác. Các sản phẩm chất lượng có thể được làm và bán nhưng phải phản ánh tính truyền thống của khu vực và sự sáng tạo hạn chế làm giảm giá trị của nó.

Kinh nghiệm chung về cuộc sống làng quê bao gồm phong tục tập quán. Cần đưa ra các sáng kiến để gìn giữ văn hoá địa phương.

– Tham gia: Khách du lịch đánh giá cơ hội tham gia các hoạt động. Các chương trình tham gia bảo vệ phải gắn liền với các thành phần phụ của du lịch sinh thái và dựa trên tiêu chí cộng đồng.

Các phương pháp cải thiện chất lượng như sau:

– Đào tạo kỹ năng

– Làm việc với các nhà điều hành đơn vị tư nhân, mô hình liên quan đến các nhà điều hành doanh nghiệp tư nhân.

– Liên kết các dự án tại các địa phương khác nhằm cung cấp các yếu tố khác biệt. Đièu này có thể tiết kiệm các chi phí bao gồm cả chi phí tiếp thị. Thỉnh thoảng cộng đồng có thể làm việc với các tổ chức khác như chính quyền quản lý công viên.

Thông qua các lời mời tới khách du lịch đến với Romania

Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Vương Quốc Anh và Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Thuỵ Sỹ liên tục tham gia vào các tổ chức môi trường hỗ trợ dự án các động vật ăn thịt tại vùng Carpathian ở Romania. Đây là một dự án quản lý thống nhất mà kết hợp nghiên cứu, quản lý,phát triển và giáo dục nông thôn. Dự án này phát triển chương trình du lịch tại các cộng đồng mà các loại động vật lớn như sói, gấu và mèo rừng luôn mang lại các giá trị kinh tế cao.

Việc phát triển các chương trình bao gồm các yếu tố như sau:

– Tập trung các nhóm kiểm tra sự thích nghi của cộng đồng

– Tập trung vào một nơi, cụ thể là Zarnesti với 27000 dân với một nền kinh tế không ổn định cần được hỗ trợ;

– Làm việc với các cá nhân trong cộng đồng để phát triển các dịch vụ du lịch, xúc tiến mở rộng dựa trên kết kết quả;

– Đào tạo người dân địa phương thông qua các chuyên gia được cấp chứng chỉ tại công ty du lịch quốc gia;

– Xúc tiến công tác bảo tồn thông qua duy trì các cuộc đi bộ đường núi và thăm các di tích di sản điển hình;

– Thiết lập hiệp hội du lịch sinh thái Zarnesti để xúc tiến dự án;

– Liên kết với các công ty lữ hành chuyên nghiệp; và

Chương trình thu hút 40 nhóm trong năm 2000 và mang lại lợi nhuận cao từ các nhà điều hành.

4.Thúc đẩy các thuận lợi đến cộng đồng và môi trường

Gợi ý thứ 4 nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm cải thiện cách thức thực hiện các sáng kiến du lịch sinh thái cộng đồng nỗ lực thu về các lợi nhuận xã hội, kinh tế và môi trường.

4.1. Tác động của công tác quản lý.

Các bước chủ yếu nên được xây dựng trong cộng đồng để giảm thiếu ảnh hưởng của môi trường và tận dụng tối đa lợi nhuân từ du lịch sinh thái.

Thiết kế của tất cả các tòa nhà mới nên được xem xét cẩn thận. Các thiết kế truyền thống và vật liệu sẵn có ở địa phương nên được sử dụng. Trong một số cộng đồng, thu nhập theo hướng tích cực thu được đáng kể, ví dụ, cung cấp mái lợp lá.Điều này cần được xem xét trước. Hành động cần được thực hiện, cả ở giai đoạn phát triển và điều hành cơ sở vật chất, để giảm tiêu thụ nước và năng lượng, giảm chất thải và tránh ô nhiễm. Công nghệ năng lượng thấp phù hợp với vị trí nên được áp dụng nếu có thể. Tái chế cần được khuyến khích và tất cả các hình thức xử lý chất thải nên được quản lý cẩn thận, với một nguyên tắc cách ly lượng chất thải khỏi các di tích như có thể. Sử dụng phương tiện giao thông giảm thiểu gây ôi nhiễm môi trường trong các quy hoạch của chương trình và các thông tin được cung cấp.

Để giảm thiểu thâm hụt kinh tế, cần nỗ lực để  tạo ra các sản phẩm và dịch tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Người thợ có thể được hỗ trợ thông qua việc lập nên  các nhóm địa phương và mạng lưới, và giúp đỡ việc tiếp thị và giá cả.

Các cộng đồng địa phương cần được khuyến khích và giúp đỡ những vấn đề này mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, thông qua thông tin và đào tạo. Các du khách sẽ đưa ra các phản hồi. Việc đóng góp ý kiến của khách du lịch và các công ty lữ hành là rất quan trọng (xem Hướng dẫn 11).

Các chiến lược du lịch quốc gia và quốc tế sẽ quản lý các tác động của mmôi trường và cộng đồng địa phương. Việc lựa chọn chiến lược cần phải xem xét các tiêu chuẩn. Đặc biệt, chứng chỉ nên dựa trên hành động mà không phải chỉ đơn giản là xem xét. Quỹ thiên nhiên hoang dã của Vương Quốc Anh sẽ đánh giá các chiến lược và tập trung vào các sáng kiến thử nghiệm trong lĩnh vực này.

4.2. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật

Các cộng đồng sẽ yêu cầu đưa ra lời khuyên và hỗ trợ phát triển, quản lý và tiếp thị cho thương hiệu các xản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao.

Nhiều vấn đề xoay quanh quan điểm hướng dẫn về tầm quản trọng của việc xây dựng tiềm năng và chương trình đào tạo cùng với các địa phương. Nhìn chung, các khoá học kỹ thuật ngắn hạn chỉ mang lại ảnh hưởng nhỏ. Các khoá học dài hạn bao gồm việc học thông qua thực hành, đào tạo công việc chứng tỏ khả năng cần thiết. Các chủ đề quan trọng bao gồm:

– Các vấn đề phát triển sản phẩm;

– Các chế độ chăm sóc khách hàng và các kỹ năng hiếu khách;

– Tiếp thị và giao tiếp;

– Quản lý môi trường;

– Làm việc và đàm phán với các công ty thương mại;

Các kỹ năng quản lý, các vấn đề liên quan đến luật pháp và kiểm soát tài chính;

– Đào tạo dẫn tour liên quan đến nội dung và quảng bá; và

– Đào tạo ngôn ngữ trình độ cơ bản.

Cách thức truyền thụ các ý kiến, mang đến sự tự tin và cung cấp các kiến thức thông qua học hỏi các dự án khác sẽ mang lại kinh nghiệm xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Có nhiều ví dụ điển hình mang lại nhiều kểt quả.

Phần lớn các dự án đều cần đến hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bản chất của sự hỗ trợ tài chính cần tránh gây ra thất thoát. Các nguồn vay lãi suất thấp và thẻ tín dụng dài hạn hỗ trợ các địa phương cần phải xác định đúng lúc. Các uỷ ban địa phương sẽ phê duyệt các vấn đề về tài chính nhằm mang lại thành công trong các khu vực.

Quan trọng là phải chứng minh được sự thành công của các dự án cộng đồng nhỏ bảo gồm các chiến lược tín dụng nhỏ để khuyến khích các chương trình hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ.

Tầm quan trọng của tiếp thị hiệu quả được (giới thiệu trong Hướng dẫn 7)

Cùng với  các lời khuyên tiếp thị kỹ thuật, các dự án cần được hỗ trợ thông qua đánh giá các dữ liệu nghiên cứu quốc gia, hỗ trợ các cuộc khảo sát khách du lịch và liên kết với các thành phần tiếp thị nhằm quảng các các công ty lữ hành và các trang web đón khách du lịch quốc gia. Việc xây dựng nơi đăng ký dự án du lịch sinh thái cộng đồng cần thiêt phải thiết lập hệ thống dự phòng.

Sẽ là giá trị cho việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới dự án. Một vài nước đã thiết lập mối liên kết các sáng kiến du lịch cộng đồng. Cách thức này không chỉ tăng cường ý thức và hỗ trợ tiếp thị mà còn thúc đẩy chất lượng chung và phân phối hỗ trợ tài chính.

Các dự án du lịch sinh thái dưới sự bảo trợ của Quỹ WWF có kinh nghiệm đào tạo, đặc biệt là ở Namibia( xem phần 7) và Brazil ( xem phần 9).

4.3. Hỗ trợ của khách du lịch và công ty lữ hành

Các kinh nghiệm du lịch sinh thái nên nâng cao ý thức bảo tồn, các vấn đề cộng đồng giữa khách du lịch và công ty lữ hành cùng với các cơ chế nhận được hỗ trợ.

Các lợi nhuận thêm có thể thu được thông qua việc cải thiện qaun hệ với khách du lịch, với các công ty lữ hành. Các lợi nhuận này bao gồm ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội, bổ sung cách cư xử của khách khi tham quan và tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng địa phương.

Các quy tắc ứng xử dành cho du khách nên được quy định. Một vài quy tắc có thể là quy định chung, tuy nhiên vẫn phải xây dựng các tiêu chí quy tắc phân loại theo từng khu di tích.

Điều này tập trung vào các câu hỏi chẳng hạn như đọc và tìm hiểu trước, lựa chọn các công ty lữ hànhvà các điểm đến mà tập trung vào các khía cạnh văn hóa địa phương, giảm thiểu tác động môi trường và tập trung vào vấn đề bảo tồn. Tương tự, mã số cho các công ty lữ hành bao gồm các vấn đề môi trường và văn hóa tại các địa điểm có liên quan, gắn kết quan hệ với các cộng đồng bản địa, các thông điệp gửi đến  nhân viên và khách hàngvà thêm nhiều hướng dẫn và quy định chi tiết hơn. Các yêu cầu này được đặt ra cho hình thức du lịch sinh thái.  Chương trình Bắc Cực của Quỹ WWF đã thông qua các quy định này.

Tăng cường tài chính hoặc các hình thức hỗ trợ khác từ khách du lịch (chẳng hạn như tham gia nghiên cứu) đã trở thành một thực tế khá phổ biến tại các điểm du lịch sinh thái. Điều này được áp dụng mức thuế cho các công ty lữ hành. Mặc dù một số công ty lữ hành phản đối ý kiến này nhưng ảnh hưởng của nó đến giá cả du lịch tương đối nhỏ. Khách du lịch thích thú  các cơ hội đóng góp ý kiến, tạo ra lợi thế tiếp thị cho các công ty lữ hành. Tiền được đưa vào một quỹ phát triển địa phương. Du khách có thể được mời tham gia thảo luận các chiến lược nhằm thu lợi nhuận và khuyến khích hiểu biêt hơn về nó. Điều này có thể tăng cường công tác bảo tồn và các chương trình xã hội trong cộng đồng.

4.4.Quản lý và đảm bảo tính liên tục

Dự án du lịch sinh thái nên được thiết kế và quản lý nhằm mang lại thành công lâu dài

Vấn đề trong các dự án du lịch sinh thái cộng đồng mà thông qua các sáng kiến quỹ hỗ trợ bên ngoài không mang tính liên tục. Do đó, cần tập trung vào các vấn đề như sau:

– Chiến lược nên xác định ở giai đoạn sớm;

– Các cơ quan hỗ trợ nên quan tâm đến hoạt động của các cá nhân và tổ chức thông qua các khoá về dự án;

– Chiến lược về quyền sở hữu địa phương nên duy trì lâu dài; và

– Liên tục sử dụng quy chế tại địa phương và quy chế quốc gia cũng như hỗ trợ từ doanh nghiệp tư nhân.

Các dự án sẽ được thắt chặt thông qua việc quản lý và các phản hồi để đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu từ đó đi đến việc điều chỉnh.

Các yêu cầu cần được thiết lập và phù hợp với cộng đồng. Điều đó bao gồm hiệu suất kinh tế, phản ứng cộng đồng địa phương, sự hài lòng của khách du lịch và thay đổi môi trường. Quản lý nên được thắt chặt và phản hồi nên tiếp thu từ du khách, các công ty lữ hành  và người dân địa phương.

Cần thiết để đào tạo người dân địa phương khi tham gia quá trình quản lý. Các chiến lược về phần thưởng và chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như thực hiện tốt hơn.

 

III.TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

 

1. Cân nhắc xem du lịch sinh thái là lựa chọn đúng hay sai

1.1.Xem xét về các tiềm năng thu được

Ba nghiên cứu đầu tiên tập trung vào điều kiện và mối quan hệ tại môi trường du lịch sinh thái trước khi xây dựng sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng.

Du lịch sinh thái cộng đồng nên được xem xét và đánh giá như một mục tiêu cần hướng tới. Theo đó, vai trò của du lịch bao gồm:

– Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;

– Khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường và;

– Thúc đẩy ý thức người dân, thuân lợi kinh tế  và các biện pháp bảo vệ cho môi trường tự nhiên.

Phải xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và việc khai thác tài nguyên. Theo đó, cần phải xác định các vấn đề quan trọng như sau:

– Chúng ta phải có các hành động như thế nào? Ai là đối tượng tham gia hành động này? Như thế nào được hiểu là bảo vệ và tàn phá môi trường? Thách thức đối với mô hình du lịch sinh thái là ý thức kém của mọi người, cụ thể đó là vì lợi ích mà tỏ ra thờ ơ với môi trường. Điều này thuộc về mô hình liên quan đến cộng đồng( theo dõi trong nghiên cứu số 4).

– Loại sáng kiến nào cần thiết để thay đổi quan điểm và hành động nhằm đem lại các lợi ích trong việc bảo vệ môi trường? Du lịch sinh thái mang lại lợi ích gì? Du lịch sinh thái gây tổn hại đến môi trường như thế nào khi so sánh với các sáng kiến khác?

– Du lịch sinh thái còn có thể gây ra các tác nhân gì nữa? Liệu có thể ngăn chặn hay không?

– Các thêm các giải pháp nào giảm tải nỗ lực nhưng vẫn thu được các kết quả tương ứng hoặc là tốt hơn không? Điều này cũng yêu cầu như quy định với du lcịh sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững( theo nghiên cứu số 3).

Việc phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch tại Sabah, Malayxia:

Ở Sabah, Quỹ thiên nhiên hoang dã của Malayxia nỗ lực xây dựng dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng ( MESCOT) dưới sự trợ giúp của Quỹ thiên nhiên hoang dã và Chính phủ Nauy.

Tuy nhiên ở đất nước này liên tục có tình trạng thất thoát về tài nguyên thiên nhiên bởi quả trình khai thác dầu trái phép. Dự án du lịch sinh thái bền vững  lý tưởng nhằm mục đích tạo nguồn thu lợi nhuận bền vững liên tục. Người dân làng hi vọng Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng sẽ mang tính khả thi về du lịch sinh thái.

Mô hình này hi vọng sẽ đáp lại mong muốn của dân làng về nhu cầu du lịch sinh thái. Theo đó, người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện dự án sẽ là các kỹ năng trong cộng đồng để phát triển dự án thành công.

Các kỹ năng này sẽ bao gồm sự hiếu khách, tài chính, tiếp thị, kỹ năng máy tính và tiếng anh cơ bản. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên và văn hoá sẽ được đưa vào. Bài học quan trọng sẽ là nghiên cứu về việc xây dựng các sản phẩm du lịch hiệu quả. Cấu trúc luôn rất quan trọng. Theo đó, việc phát triển nơi ở, dịch vụ thuyền buồm và các sản phẩm thủ công tại các làng nghề phải được chú trọng. Những người tham gia sẽ bao gồm thanh niên và đảm bảo cân bằng giữa số lượng nam và nữ khi tham gia.

Yếu tố quan tâm đầu tiên của khách du lịch sẽ là điều kiện ăn ở. Với con só trên 800 phòng ngủ được thống kê trong 6 tháng đầu năm, du lich sinh thái có thể mang  lại một nguồn thu đáng kể. Từ kết quả như vậy, các điều phối viên nên chú ý đến việc cung cấp điều kiện ăn ở.

Việc quan tâm đến điều kiện ăn ở là mục tiêu quan trọng của dự án sau khi Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới ngừng trợ giúp. Chiến lược tiếp thị vẫn duy trì nhiều thách thức. Sự kết nối giữa công ty lữ hành và các bộ phận khác cũng được xem là quan trọng ở đây. Hỗ trợ cho Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng, Bộ phát triển nơi ở du lich đã liên tục giúp đỡ phát triển và đẩy mạnh sản phẩm.

Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng cũng quan tâm đến công tác tài nguyên rừng đang dần bị thoái hoá tại Malayxia. Việc xây dựng các con đường mòn mang tính nghệ thuật sẽ mang lại các lợi ích cũng như ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Việc tham gia vào loại hinh du lịch này sẽ khuyến khích vệ sinh môi trường và nâng cấp thiên nhiên cũng như chương trình tái tạo rừng.

1.2. Kiểm tra các tiền đề phát triển du lịch

Trước khi bắt đầu dự án du lịch sinh thái cộng đồng, tính ổn định tại các địa phương nên được kiểm tra và các các tiển đề cơ bản cần được đáp ứng.

Một số  tiền đề sẽ liên quan đến thực trạng cấp quốc gia nhưng các tiền đề khác sẽ vẫn liên quan đến các địa phương. Các khía cạnh chính sẽ được kiểm tra như sau:

Các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch như sau:

– Khung pháp lý liên quan đến chính trị và kinh tế, tránh kinh doanh du lịch;

– Pháp lý quy định không gây mâu thuẫn trong các nguồn thu từ du lịch tại các địa phương.

– Cấp độ quyền sở hữu tại các địa phương;

– Các cấp độ an toàn cho khách du lịch;

– Giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ bằng các dịch vụ y tế và cung cấp nước sạch; và

– Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông cho các địa phương.

Các tiền đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:

– Cảnh quan và động thực vật nên được chú trọng phát triển để thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch đến với du lịch sinh thái cộng đồng;

– Hệ thống du lịch sinh thái nên chú trọng tới cấp độ quản lý khách đến thăm, tránh hiện tượng tàn phá;

– Các địa phương nên nhân biểt về tiềm năng, tỷ lệ rủi ro và các thay đổi của nó;

– Các cấu trúc tiềm năng mang lại du lịch cộng đồng hiệu quả;

– Không ảnh hưởng đến văn hoá và truyền thống bản địa; và

– Đánh giá thị trường theo nhu cầu tiềm năng và phương tiện hiệu quả để tiếp cận.

Các tiền đề phụ thuộc vào hoàn cảnh các địa phương tuy nhiên vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như xung đột biên giới Namibia tại Caprivi liên tục ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường tại khu vực nhưng vẫn có thể hứa hẹn các sang kiến du lịch sinh thái để bình ổn tại khu vực.

Nếu tiền đề này đáp ứng cũng không có nghĩa là hệ thống du lịch sinh thái sẽ thành công, nó chỉ có giá trị cho quá trình đem ra phân tích đánh giá cho các bước tiếp theo.

Kiểm tra các tiền đề sẽ được đưa ra nghiên cứu. Căn cứ về tiền đề và cách thức kiểm tra nhanh về tính khả thi trước đó sẽ được áp dụng giữa cho các ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch.

Nhóm bảo vệ thiên nhiên cộng đồng tại Namibia

Tại Namibia, Quỹ thiên nhiên hoang dã chỉ đạo các tổ chức quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện dự án hỗ trợ công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng đồng. Việc gây quỹ thông qua du lịch để hỗ trợi phát triển và bảo vệ điaj phương là một phần của dự án.

Trước khi độc lập, các cộng đồng đã không có quyền để quản lý và thu các lợi nhuận từ các sản phẩm tự nhiên mà chỉ đơn giản là duy trì sự sống. Trường hợp như việc mất mát 97 số dê và cừu trong một đêm được cảnh báo.

Hiện tượng săn bắt trái phép trên diện rộng đã xảy ra. Người đứng đầu các khu vực này đã đứng ra bổ nhiệm người bảo vệ rừng dưới sự hỗ trợ từ phía các Tổ chức Phi Chính phủ. Sau khi giành độc lập, quá trình này đã được thắt chặt hơn bằng các luật lệ được quy định bởi Bộ Môi Trường và Du lịch. Bộ này sẽ quy định cho các cá nhân về quyền hạn cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và thu lợi nhuận từ môi trường tự nhiên cũng như du lịch. Theo đó, Cục bảo vệ khu vực cộng đồng được thành tlập và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên tại khu vực.

Nhóm bảo vệ sẽ bao gồm các nhóm người muốn làm việc cùng nhau, đưa ra các quyết định cùng nhau và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai dựa theo điều khoản đặt ra. Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tổng quát nhằm đảm bảo bền vững và bảo vệ thống nhất.

Nhóm bảo vệ sẽ tìm ra các cách thứec nhằm bảo vệ du lịch. Tuy nhiên,thuận lợi nhiều nhất về mặt tài chính phụ thuộc vào khả năng mà được quy định bởi luật pháp. Đó là cách thức liên doanh với các đơn vị tư nhân nhằm phát huy cách thức bảo vệ và xây dựng các chương trình nhằm kiểm chế xâm nhập trái phép.

Các hỗ trợ và dẫn dắt liên tục được thực hiện đối với nhóm bảo vệ, chẳng hạn như việc quản lý tài chính và các hợp đồng đàm phán. Các lợi nhuận đặc biệt thu được từ việc tổ chức các chuyến thăm sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch sinh thái thông qua việcliên doanh với các nơi khác. Hiệp hội du lịch cộng đòng tại Namibia đã tạo nên mối liên kết giữa các cộng đồng với các ngành, các doanh nghiệp bên ngoài. Namibia đã nhận được sự hỗ trợ thông qua việc đào tạo, các lời khuyên kinh doanh, chiến lược tiếp thị, sự bảo hộ và cả vốn. Hệ thống thông tin và đặt vé được thiết lập.

Các Kế hoạch lựa chọn du lịch an toàn sẽ đảm bảo định hướng thị trường với chất lượng tốt và tôn trọng các di sản văn hoá và môi trường. Điều này được phản ánh trong Chính sách du lịch tại Namibia.

Có các dấu hiệu mang tính khích lệ về việc quản lý du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học. Các sản phẩm tự nhiên như tê giác đen và voi liên tục tăng lên về số lượng từ khi ứng dụng nó.

1.3. Tuân thủ theo quy tắc hợp nhất

Loại bỏ các quy tắc độc lập, du lịch sinh thái cộng đồng xảy ra trong bối cảnh của nhiều sự lựa chọn và các chương trình bảo vệ, phát triển bền vững và du lịch đi cùng với trách nhiệm.

Bàn về du lịch sinh thái cộng đồng, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái cộn đồng đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.

Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.

Nhìn chung, các hoạt động đa ngành trong địa phương liên tục được khích lệ. Thị trường du lịch sinh thái dường như nhỏ bé, mang tính nhay cảm cũng như theo mùa vụ và cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn dịnh kinh tế tại các nước lớn cũng như các nước kế cận. Mặt khác, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ gây ra cho các ngành khác.

Cùng với sự sáp nhập theo phương ngang nắm giữ trong cộng đồng, sự thành công của các sáng kiển của du lịch cộng đồng có thể phụ thuộc vào sự sáp nhập cả ở phương dọc ở cấp độ sáng kiến cấp quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy du lcịh trách nhiệm. Bên cạnh việc liên kết với những cái đã có, các nỗ lực nên được phát huy nhằm hỗ trợ du lịch sinh thái bao gồm sự phối hợp giữa các bộ các chính sách du lịch và môi trường. Việc hỗ trợ cấp quốc gia teho hưóng liên kết các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ theo hướng các doach nghiệp nhỏ và các sáng kiến cộng dồng cũng như việc xúc tiến quốc gia và quốc tế.Ví dụ như ở Brazil, WWF liên tục tìm kiếm chính sách quốc gia cũng như tiềm năng tại các địa phương.

Các kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Brazil

Brazil là một minh chứng cho các hỗ trợ được quy về cho du lịch sinh thái. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ quốc gia nơi mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn thấp nhưng nó vẫn  là mối đe doạ cho Brazil bởi một ngành du lcịh không kiểm soát cùng với các mối đe doạ liên tục tới môi trường tự nhiên. Do đó, Quỹ WWF tại Brazil liên tục nỗ lực xây dựng các chương trình bảo vệ, theo đó ý thức của người dân cũng dần được cải thệin ở cả cấp đọ quốc gia lẫn địa phương. Đây là một động lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Braxin.

Nội dung của chương trình bao gồm:

– Đễ xuất và kiểm tra phương pháp luận về việc đào tạo về du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào 8 dự án thí điểm được đa dạng hoá lĩnh vực sinh thái cộng đồng, một cách thức của du lịch sinh thái;

– Đưa phương pháp luận đến các đại phương tại Brazil, và;

– Xác định phương hướng phát triển hệ thống chứng chỉ về du lịch sinh thái cấp quốc gia.

Đào tạo nhằm mục đích bảo vệ. Quy định liên quan đến các hội thảo trong 6 tháng và sẽ trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật đến các dự án. Các hội thảo bao gồm các học viên nhằm cải thiện phương pháp luận. Các bài học bao gồm sự cần thiết cảu đội ngũ nhân viên kỹ thuật và sự cần thiết của công tác tư vấn và nghiên cứu khi đưa du lịch sinh thái đến cộng đồng.

2. Kế hoạch cho du lịch sinh thái cộng đồng

Ba gợi ý tiếp theo liên quan tới các loại cấu trúc và các quy trình cần được thay thế trong một cộng đồng để phát huy du lịch sinh thái và vì lợi ích của người dân địa phương và môi trường. Đây không phải là các bước tuần tự và nên được xem xét cùng nhau.

2.1. Tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cộng đồng

Các cấu trúc hiệu quả sẽ tác động đến cộng đồng để gây ảnh hưởng và có thể thu lợi từ phát triển du lịch sinh thái. Liên quan đến cộng đồng là một vấn đề mấu chốt mang lại thành công cho du lịch sinh thái cộng đồng. Các cơ hội và giải pháp sẽ thay đổi tại các khu vực khác nhau giữa các cộng đồng. Một nguyên tắc quan trọng là sự kết hợp giữa cấu trúc xã hội và cộng đồng,mặc dù có thể tạo ra những thách thức cũng như cơ hội.

Mục đích chính vẫn là mang lại những thuận lợi cho cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến giới tính có thể được hoà giải bởi du lịch sinh thái có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ.

Du lịch sinh thái cộng đồng yêu cầu sự hiểu biết, trách nhiệm cộng đồng. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng du lịch sinh thái là một hình thức kinh doanh. Cùng với các sáng kiến cho cộng đồng thì vấn đề doanh nghiệp tư nhân và đầu tư cần được khuyến khích đúng chỗ để mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Có nhiều cách khác nhau về sự liên quan giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Mức độ tham gia và lợi ích cộng đồng có thể phát triển theo thời gian. Ví dụ, có một số sáng kiến ​​du lịch sinh thái ở Amazon mà tập trung vào xây dựng đầu tư tư nhân, các thỏa thuận kinh doanh sau một thời gian quy định, và điều khoản việc làm và chương trình đào tạo cho người dân địa phương.

Các lựa chọn liên quan đến cộng đồng và doanh nghiệp:

– Công ty du lịch tư nhân sẽ thuê người dân địa phương. Đây là loại hình hữu ích và quan trọng để gảm thiểu thu nhập thấp cho người dân địa phương và đảm bảo công tác quản lý cho người dân địa phương.

Cá nhân địa phương sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách trực tiếp hoặc có thể thông qua các doanh nghiệp du lịch. Điều này là một  dấu hiệu tốt cho cộng đồng.

Doanh nghiệp du lịch tư nhân (nội bộ hay bên ngoài nước) được cấp giấy một nhượng bộ hoạt động trong cộng đồng, để đổi lấy một khoản phí và chia doanh thu. Đây là một điển hình mà mang lại hiểu quả tại nhiều nơi.

– Các cá nhân đang hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch nhỏ, liên kết với cộng đồng trên diện rộng cần phải trau dồi kỹ năng để khắc phục các nhược điểm.

– Các doanh nghiệp làng xã có thể thiếu tính tổ chức và sáng kiến, cần thiết để khắc phục nhanh.

Cần thiết để thúc đẩy quan hệ giữa cộng đồng và các đối tác tư nhân. Điều này bao gồm:

– Các lời khuyên và đào tạo cộng đồng theo quyền lợi và thực tế đàm phán;

– Đảm bảo chế dộ minh bạch, đơn giản để thu lại sáng kiến tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân; giảm thiểu gánh nặng tài chính; và

– Thiết lập các uỷ ban có người dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo hiểu biết về các điều khoản nhằm giúp đỡ các địa phương.

2.2.  Hợp tác tìm kiếm sự nhất quán trong chiến lược

Các nhà tư vấn cộng đồng và các cổ đông khác nên thống nhất chiến lược về du lịch sinh thái nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Các sáng kiến ​​du lịch sinh thái cộng đồng nên tập trung vào chiến lược rõ ràng thống nhất và được lĩnh hội bởi cộng đồng địa phương và các cổ đông mà quan tâm đến lợi ích du lịch và bảo tồn. Chiến lược nên xây

dựng một bức tranh toàn diện đáp ứng nhu cầu và cơ hội trong khu vực, do đó, một loạt các hành động bổ sung có thể được thực hiện. Một trong những lợi ích chính từ việc xây dựng chiến lược là cung cấp cho cộng đồng các công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

Chiến lược nên dựa trên cộng đồng lãnh đạo và khai thác quanh cộng đồng . Tuy nhiên, những người thực hiện phải là những người có kinh nghiệm và kiến ​​thức về du lịch và bảo tồn thiên nhiên.

Những người tham gia nên bao gồm đại diện của các cộng đồng địa phương, am hiểu các nhà khai thác du lịch, các doanh nhân địa phương, các tổ chức phi chính phủ có liên quan, cơ quan bảo tồn bao gồm cả quản lý khu bảo tồn, và chính quyền địa phương. Sự liên kết nên được thực hiện như phù hợp với cấp chính phủ trong khu vực và quốc gia.

Chiến lược bao gồm:

– Thu tập các thái độ và nhận thức du lịch,các cơ hội và cạm bẫy, kinh nghiệm hiện tại, mối quan tâm và mức độ quan tâm;

– Đánh giá thị trương toàn diện; và

– Đánh giá về các di sản văn hoá và thiên nhiên; bao gồm các cơ hội mang lại từ du lịch sinh thái và đánh giá các ưu nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức mang lại.

Bên ngoài quá trình chiến lược phải là một tầm nhìn thống nhất cho du lịch sinh thái trong khoảng thời gian quy định, cùng với việc xác định các mục tiêu, đối tưọngvà các ưu tiên chiến lược, kế hoạch hành động, và kết quốnc thể kiểm soát.

Kế hoạch hành động nên lấy từ các sáng kiến thực tế, bao gồm phạm vi thời gian, trách nhiệm và nguồn lực yêu cầu. Cần tránh các sai lầm cũng nhưe hạn chế tham vọng khi đưa ra các mục tiêu.

Các hành động nên bao gồm việc phát triển chuyên sâu và dự án tiếp thị. Ở một số địa điểm ít hoặc nhiều, nên chú ý đển quản lý du lịch, bao gồm cả chính sách về kiểm soát phát triển và các du khách hiện có. Ở nhiều nơi, quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và một khu vực bảo vệ có thể là một yếu tố quan trọng của chiến lược, bao gồm hành động thống nhất về thu phí công viên và công tác bảo tồn trong cộng đồng, đó là một vấn đề quan trọng đối với du lịch sinh thái .

2.3. Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và mong muốn của cộng đồng.

Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái cộng đồng là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tăng cường bởi du lịch. Tác động xấu đến môi trường tự nhiên nên được giảm thiểu và văn hóa của các cộng đồng bản địa không nên bị tác động. Du lịch sinh thái nên khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi nó. Một cách tiếp cận thực tế là xác định các giới hạn của sự thay đổi cho phép  mang lại bởi du lịch và sau đó để xem xét xem mức độ hoạt động du lịch sẽ tạo ra thay đổi ra sao. Điều quan trọng là cộng đồng ra quyết định mức độ của ngành du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.

Lấy ví dụ như tại một vùng ở Amazon, ước tính có hơn 8 khách du lịch mỗi tháng sẽ đến. Theo đó có hai quy định đặt ra như sau:

– Các sản phẩm tạo ra phải duy trì trên kiến thức, giá trị và kỹ năng truyền thống; và

– Cộng đồng nên quyết định xem khía cạnh nào truyền thống văn hoá mà họ muốn quảng bá đến khách du lịch.

Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được dùng để tính đến các điều kiện của các mdi tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ tổng thể của các chuyên thăm.

Các yêu cầu trong quản ly khách du lịch bao gồm các yếu tố sau:

– Hợp đồng với các Công ty lữ hành về số lượng nhóm tham gia

– Mã số quản lý khách du lịch

– Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách  chi tiết của những gì phục vụ du khách, chẳng hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.

– Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định  cụ thể khu du lịch sinh thái mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch  cách xa khu vực làng cộng đồng.

3. Phát triển các dự án du lịch sinh thái cộng đồng

Nhiều dự án du lịch sinh thái không thật sự khả thi và mang lại thất bại. Hai gợi ý tiếp theo sẽ xác định khó khăn trong việc thực hiện.

3.1. Đảm bảo thực tế thị trường và thúc đẩy hiệu quả

Dự án du lịch sinh thái phải được xây dựng trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng cũng như cách thức đưa sản phẩm ra thị trường.

Lý do chính các dự án du lịch sinh thái luôn thất bại là bởi nó không thu hút đủ số lượng khách tham quan. Đó là bởi vì các giả định được đưa ra liên quan đến tiếp thị tại một địa điểm cụ thể hoặc kinh nghiệm không thực tế và không dựa trên nghiên cứu. Kết quả là, hoạt động khuyến mại bị chêch hướng. Vấn đề là thiếu kiến ​​thức du lịch không chỉ giữa các cộng đồng địa phương mình mà còn là thiếu các cơ quan tư  vấn và các cơ quan tài trợ.

Việc đánh giá thị trường toàn diện phải được tiến hành thông qua điểm đến và các dự án du lịch sinh thái tư nhân. Điều này cần xem xét như sau

– Các mẫu, các hồ sơ và các lợi ích của khách du lịch đến khu vực phải dựa trên các khảo sát về khách du lịch. Về nguyên tắc thì sẽ dễ dàng để duy trì khách du lịch hiện tại hơn là thu hút du khách mới.

– Vị trí của khu vực phải được nhìn nhận tại các mạch du lịch trong nước. Nếu là sự lệch pha sẽ gây ra sự khác biệt.

– Mức độ, bản chất và sự tồn tại các sản phẩm du lịch sinh thái sẽ gây ra sự cạnh tranh nhưng cũng tạo nên tiềm năng.

– Các hoạt động của các nhà khai thác tour du lịch trong nước và các công ty liên đới đất đai trong nước và sự bảo trợ bởi công ty lữ hành quốc tế.

– Các thông tin hiện hành và cơ chế quảng cáo tại khu vực

Chất lượng độc nhất hoặc đặc biệt tại một khu vực cùng với các sản phẩm du lịch khác phải được xác định. Theo những kiến thức về thị trường, các thông tin đầu tiên về khách du lịch nên được thông qua. Tại một vài khu vực, thị trường khách du lịch trong nước có thể là tiềm năng hơn so với khách du lịch quốc tế.

Cấp độ và bản chất của tiếp thị nên được quy từ sự gắn kết bởi văn hoá và môi trường tại khu vực và số lượng khách du lịch.

Kế hoạch tiếp thị nên được chuẩn bị trong các dự án mà phải liên quan đến nghiên cứu thị trường cho chương trình quảng cáo.Thành phần thiết yếu cho các dự án là tạo ra mối quan hệ với một hoặc nhiều Các công ty lữ hành chuyên nghiệp. Điều này có thể đảm bảo rằng họ có thể thiết lập tốt và phân phối đến các doanh nghiệp đáng tin cậy.

Liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các đại lý , phải được thực hiện trong giai đoạn đầu, trước khi đưa ra các lưòi mời, để các nhà điều hành có thể tư vấn về những gì có thể được bán và điều chỉnh, nếu cần thiết, có thể được thực hiện. Thiết lập một chương trình hoàn toàn có thể mất thời gian. Bước khởi đầu có thể được để kiểm tra chương trình thị trường với một hoặc hai nhóm.

Quỹ WWF của Vương Quốc Anh liên tục xây dựng các mối quan hệ giữa các dự án và nhà điều phối tour để phát triển các tour theo các dự án. Các nhà điều phối tour lợi nhuận đóng một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của dự án Bạc tại Braxin.

3.2. Hành động liên kết với các công ty lữ hành

Điều quan tâm đầu tiên là việc lựa chọn các công ty lữ hành.Các công ty lữ hành tại đảo Galapagos (gọi tắt là DI) được xây dựng. Nhiệm vụ của DI liên quan đến việc hỗ trợ công tác bảo tồn và trao đổi thương mại với các cộng đồng mà DI đến. Điều này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện vào chương trình bảo tồn. Các tour du lịch chỉ được giới hạn tối đa là 12 người.

Quỹ WWF bắt đầu đàm phán với DI  đầu năm 1999. Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2000 được đưa vao sổ tay năm 2001, và DI hy vọng rằng hai năm sẽ là thời gian hợp lý cho việc kinh doanh. Điều quan trọng là mỗi bên phải rõ ràng trong điều kiện phân phối sản phẩm, cung cấp thời gian cho các chuyên gia và hoạt động quảng cáo. Mấu chốt là sản phẩm du lịch bán cho khách du lịch trên thị trường là phải có giá trị.

Việc kết giao các mối quan hệ bên ngoài  giúp duy trì lâu dài cho chương trình. Quỹ WWF của Vương quốc Anh đang hợp tác với Chương trình chuyên sâu về thiên nhiên và du lịch sinh thái ( tên gọi là NEAP), chương trình xác nhận chứng chỉ về du lịch sinh thái có trụ sở tại Úc nhằm quản lý và xác nhận các tour. Tour đầu tiên đến Trung Quốc đối mắt với nhiều thách thức cho cả người tham gia lẫn nhân viên cụ thể là về cơ sở vật chất và đối tượng phiên dịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mang lại các tour thành công.

Một yếu tố nữa là sự kết hợp giữa ID và các trang web hữu ích. Chẳng hạn như trang web http://www.responsibletravel.com có thể đưa thông tin quảng cáo đến các chương trình như các chương trình của ID mà đáp ứng cá tiêu chí du lịch. Điều này đã nhận được các đánh giá cao từ các khách hàng về sự minh bạch về đánh giá cũng như quảng bá các sản phẩm.

3.3. Xây dựng các sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng nên đảm bảo chất lượng cao và thắt chặt kế hoạch kinh doanh.

Lý do thứ hai gây ra thất bại là việc liên quan đến chất lượng thực hiện dự án về kế hoạch kinh doanh.

Chất lượng phải duy trì ở kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này có nghĩa là phải xác định tham gia nghiên cứu thị trường. Mặc dù không qua phức tạp nhưng thành phần quan trọng của thị trường du lịch sinh thái mà các nhà điều phối tour liên tục quan tâm là tìm kiếm kinh nghiệm thực tế về môi trường thiên nhiên hoang dã giàu tiềm năng, điều kiện phải thoải mái và đáng tin cậy và có thể khai thác thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần thiết để khai thác các giá trị về tính cởi mở, tính đặc quyền tịa các khu vực để xúc tiến du lịch sinh thái.

Có ba yêu cầu mấu chốt như sau:

– Chú ý đến chi tiết, đảm bảo các yêu cầu, cấp độ

– Chất lượng và độ chính xác của quảng cáo và thông tin, đưa ra cam kết nhưng vẫn phải đảm bảo kết quả pahỉ sát với thực tế. Tất cả khách du lcịh trong thị trường này đang tăng lên trong tốc độ tìm kiếm cấp độ cao để nắm vững thông tin.

– Tính xác thực và môi trường. Khách du lịch trong môi trường du lịch sinh thái sẽ thích nghi nhanh với các giá trị truyền thống và giá trị thực.

Thông qua chiến lược quảng cáo

– Chất lượng của môi trường tự nhiên và cảnh quan xét trong các khía cạnh  như tính duy nhất, sự hấp dẫn và phong phú. Nếu đạt được các tiêu chí này, dự án sẽ thu được nhiều cơ hội thành công hơn. Ngược lại nếu không đạt được các tiêu chí này thì cần quan tâm đến chất lượng về điều kiện sinh hoạt.

– Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và văn hoá. Nhiều khách du lich sẽ quan tâm đến vấn đề này.

– Điều kiện ăn ở: sạch sẽ luôn là tiêu chí đầu tiên, các hệ thống về tắm rửa,  nhà vệ sinh, thiết kế toàn bộ và môi trương phải đảm bảo. Các yếu tố khác như nhà ngỉ tạm thời và không gian cắm trại cung phải được bố trí tinh tế.

– Hướng dẫn và công tác phiên dịch. Hỗ trợ nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho người dân địa phương làm hướng dẫn viên du lịch.

– Các sản phẩm và đồ thủ công địa phương: Mặc dù khách du lịch có thể tìm kiếm các sản phẩm thực tế, nhưng cần thiết để tránh khai thác cạn kiệt các đồ tạo tác có giá trị văn hóa và  các nguồn tài nguyên khác. Các sản phẩm chất lượng có thể được làm và bán nhưng phải phản ánh tính truyền thống của khu vực và sự sáng tạo hạn chế làm giảm giá trị của nó.

Kinh nghiệm chung về cuộc sống làng quê bao gồm phong tục tập quán. Cần đưa ra các sáng kiến để gìn giữ văn hoá địa phương.

– Tham gia: Khách du lịch đánh giá cơ hội tham gia các hoạt động. Các chương trình tham gia bảo vệ phải gắn liền với các thành phần phụ của du lịch sinh thái và dựa trên tiêu chí cộng đồng.

Các phương pháp cải thiện chất lượng như sau:

– Đào tạo kỹ năng

– Làm việc với các nhà điều hành đơn vị tư nhân, mô hình liên quan đến các nhà điều hành doanh nghiệp tư nhân.

– Liên kết các dự án tại các địa phương khác nhằm cung cấp các yếu tố khác biệt. Đièu này có thể tiết kiệm các chi phí bao gồm cả chi phí tiếp thị. Thỉnh thoảng cộng đồng có thể làm việc với các tổ chức khác như chính quyền quản lý công viên.

Thông qua các lời mời tới khách du lịch đến với Romania

Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Vương Quốc Anh và Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Thuỵ Sỹ liên tục tham gia vào các tổ chức môi trường hỗ trợ dự án các động vật ăn thịt tại vùng Carpathian ở Romania. Đây là một dự án quản lý thống nhất mà kết hợp nghiên cứu, quản lý,phát triển và giáo dục nông thôn. Dự án này phát triển chương trình du lịch tại các cộng đồng mà các loại động vật lớn như sói, gấu và mèo rừng luôn mang lại các giá trị kinh tế cao.

Việc phát triển các chương trình bao gồm các yếu tố như sau:

– Tập trung các nhóm kiểm tra sự thích nghi của cộng đồng

– Tập trung vào một nơi, cụ thể là Zarnesti với 27000 dân với một nền kinh tế không ổn định cần được hỗ trợ;

– Làm việc với các cá nhân trong cộng đồng để phát triển các dịch vụ du lịch, xúc tiến mở rộng dựa trên kết kết quả;

– Đào tạo người dân địa phương thông qua các chuyên gia được cấp chứng chỉ tại công ty du lịch quốc gia;

– Xúc tiến công tác bảo tồn thông qua duy trì các cuộc đi bộ đường núi và thăm các di tích di sản điển hình;

– Thiết lập hiệp hội du lịch sinh thái Zarnesti để xúc tiến dự án;

– Liên kết với các công ty lữ hành chuyên nghiệp; và

Chương trình thu hút 40 nhóm trong năm 2000 và mang lại lợi nhuận cao từ các nhà điều hành.

4.Thúc đẩy các thuận lợi đến cộng đồng và môi trường

Gợi ý thứ 4 nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm cải thiện cách thức thực hiện các sáng kiến du lịch sinh thái cộng đồng nỗ lực thu về các lợi nhuận xã hội, kinh tế và môi trường.

4.1. Tác động của công tác quản lý.

Các bước chủ yếu nên được xây dựng trong cộng đồng để giảm thiếu ảnh hưởng của môi trường và tận dụng tối đa lợi nhuân từ du lịch sinh thái.

Thiết kế của tất cả các tòa nhà mới nên được xem xét cẩn thận. Các thiết kế truyền thống và vật liệu sẵn có ở địa phương nên được sử dụng. Trong một số cộng đồng, thu nhập theo hướng tích cực thu được đáng kể, ví dụ, cung cấp mái lợp lá.Điều này cần được xem xét trước. Hành động cần được thực hiện, cả ở giai đoạn phát triển và điều hành cơ sở vật chất, để giảm tiêu thụ nước và năng lượng, giảm chất thải và tránh ô nhiễm. Công nghệ năng lượng thấp phù hợp với vị trí nên được áp dụng nếu có thể. Tái chế cần được khuyến khích và tất cả các hình thức xử lý chất thải nên được quản lý cẩn thận, với một nguyên tắc cách ly lượng chất thải khỏi các di tích như có thể. Sử dụng phương tiện giao thông giảm thiểu gây ôi nhiễm môi trường trong các quy hoạch của chương trình và các thông tin được cung cấp.

Để giảm thiểu thâm hụt kinh tế, cần nỗ lực để  tạo ra các sản phẩm và dịch tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Người thợ có thể được hỗ trợ thông qua việc lập nên  các nhóm địa phương và mạng lưới, và giúp đỡ việc tiếp thị và giá cả.

Các cộng đồng địa phương cần được khuyến khích và giúp đỡ những vấn đề này mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, thông qua thông tin và đào tạo. Các du khách sẽ đưa ra các phản hồi. Việc đóng góp ý kiến của khách du lịch và các công ty lữ hành là rất quan trọng (xem Hướng dẫn 11).

Các chiến lược du lịch quốc gia và quốc tế sẽ quản lý các tác động của mmôi trường và cộng đồng địa phương. Việc lựa chọn chiến lược cần phải xem xét các tiêu chuẩn. Đặc biệt, chứng chỉ nên dựa trên hành động mà không phải chỉ đơn giản là xem xét. Quỹ thiên nhiên hoang dã của Vương Quốc Anh sẽ đánh giá các chiến lược và tập trung vào các sáng kiến thử nghiệm trong lĩnh vực này.

4.2. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật

Các cộng đồng sẽ yêu cầu đưa ra lời khuyên và hỗ trợ phát triển, quản lý và tiếp thị cho thương hiệu các xản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao.

Nhiều vấn đề xoay quanh quan điểm hướng dẫn về tầm quản trọng của việc xây dựng tiềm năng và chương trình đào tạo cùng với các địa phương. Nhìn chung, các khoá học kỹ thuật ngắn hạn chỉ mang lại ảnh hưởng nhỏ. Các khoá học dài hạn bao gồm việc học thông qua thực hành, đào tạo công việc chứng tỏ khả năng cần thiết. Các chủ đề quan trọng bao gồm:

– Các vấn đề phát triển sản phẩm;

– Các chế độ chăm sóc khách hàng và các kỹ năng hiếu khách;

– Tiếp thị và giao tiếp;

– Quản lý môi trường;

– Làm việc và đàm phán với các công ty thương mại;

Các kỹ năng quản lý, các vấn đề liên quan đến luật pháp và kiểm soát tài chính;

– Đào tạo dẫn tour liên quan đến nội dung và quảng bá; và

– Đào tạo ngôn ngữ trình độ cơ bản.

Cách thức truyền thụ các ý kiến, mang đến sự tự tin và cung cấp các kiến thức thông qua học hỏi các dự án khác sẽ mang lại kinh nghiệm xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Có nhiều ví dụ điển hình mang lại nhiều kểt quả.

Phần lớn các dự án đều cần đến hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bản chất của sự hỗ trợ tài chính cần tránh gây ra thất thoát. Các nguồn vay lãi suất thấp và thẻ tín dụng dài hạn hỗ trợ các địa phương cần phải xác định đúng lúc. Các uỷ ban địa phương sẽ phê duyệt các vấn đề về tài chính nhằm mang lại thành công trong các khu vực.

Quan trọng là phải chứng minh được sự thành công của các dự án cộng đồng nhỏ bảo gồm các chiến lược tín dụng nhỏ để khuyến khích các chương trình hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ.

Tầm quan trọng của tiếp thị hiệu quả được (giới thiệu trong Hướng dẫn 7)

Cùng với  các lời khuyên tiếp thị kỹ thuật, các dự án cần được hỗ trợ thông qua đánh giá các dữ liệu nghiên cứu quốc gia, hỗ trợ các cuộc khảo sát khách du lịch và liên kết với các thành phần tiếp thị nhằm quảng các các công ty lữ hành và các trang web đón khách du lịch quốc gia. Việc xây dựng nơi đăng ký dự án du lịch sinh thái cộng đồng cần thiêt phải thiết lập hệ thống dự phòng.

Sẽ là giá trị cho việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới dự án. Một vài nước đã thiết lập mối liên kết các sáng kiến du lịch cộng đồng. Cách thức này không chỉ tăng cường ý thức và hỗ trợ tiếp thị mà còn thúc đẩy chất lượng chung và phân phối hỗ trợ tài chính.

Các dự án du lịch sinh thái dưới sự bảo trợ của Quỹ WWF có kinh nghiệm đào tạo, đặc biệt là ở Namibia( xem phần 7) và Brazil ( xem phần 9).

4.3. Hỗ trợ của khách du lịch và công ty lữ hành

Các kinh nghiệm du lịch sinh thái nên nâng cao ý thức bảo tồn, các vấn đề cộng đồng giữa khách du lịch và công ty lữ hành cùng với các cơ chế nhận được hỗ trợ.

Các lợi nhuận thêm có thể thu được thông qua việc cải thiện qaun hệ với khách du lịch, với các công ty lữ hành. Các lợi nhuận này bao gồm ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội, bổ sung cách cư xử của khách khi tham quan và tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng địa phương.

Các quy tắc ứng xử dành cho du khách nên được quy định. Một vài quy tắc có thể là quy định chung, tuy nhiên vẫn phải xây dựng các tiêu chí quy tắc phân loại theo từng khu di tích.

Điều này tập trung vào các câu hỏi chẳng hạn như đọc và tìm hiểu trước, lựa chọn các công ty lữ hànhvà các điểm đến mà tập trung vào các khía cạnh văn hóa địa phương, giảm thiểu tác động môi trường và tập trung vào vấn đề bảo tồn. Tương tự, mã số cho các công ty lữ hành bao gồm các vấn đề môi trường và văn hóa tại các địa điểm có liên quan, gắn kết quan hệ với các cộng đồng bản địa, các thông điệp gửi đến  nhân viên và khách hàngvà thêm nhiều hướng dẫn và quy định chi tiết hơn. Các yêu cầu này được đặt ra cho hình thức du lịch sinh thái.  Chương trình Bắc Cực của Quỹ WWF đã thông qua các quy định này.

Tăng cường tài chính hoặc các hình thức hỗ trợ khác từ khách du lịch (chẳng hạn như tham gia nghiên cứu) đã trở thành một thực tế khá phổ biến tại các điểm du lịch sinh thái. Điều này được áp dụng mức thuế cho các công ty lữ hành. Mặc dù một số công ty lữ hành phản đối ý kiến này nhưng ảnh hưởng của nó đến giá cả du lịch tương đối nhỏ. Khách du lịch thích thú  các cơ hội đóng góp ý kiến, tạo ra lợi thế tiếp thị cho các công ty lữ hành. Tiền được đưa vào một quỹ phát triển địa phương. Du khách có thể được mời tham gia thảo luận các chiến lược nhằm thu lợi nhuận và khuyến khích hiểu biêt hơn về nó. Điều này có thể tăng cường công tác bảo tồn và các chương trình xã hội trong cộng đồng.

4.4.Quản lý và đảm bảo tính liên tục

Dự án du lịch sinh thái nên được thiết kế và quản lý nhằm mang lại thành công lâu dài

Vấn đề trong các dự án du lịch sinh thái cộng đồng mà thông qua các sáng kiến quỹ hỗ trợ bên ngoài không mang tính liên tục. Do đó, cần tập trung vào các vấn đề như sau:

– Chiến lược nên xác định ở giai đoạn sớm;

– Các cơ quan hỗ trợ nên quan tâm đến hoạt động của các cá nhân và tổ chức thông qua các khoá về dự án;

– Chiến lược về quyền sở hữu địa phương nên duy trì lâu dài; và

– Liên tục sử dụng quy chế tại địa phương và quy chế quốc gia cũng như hỗ trợ từ doanh nghiệp tư nhân.

Các dự án sẽ được thắt chặt thông qua việc quản lý và các phản hồi để đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu từ đó đi đến việc điều chỉnh.

Các yêu cầu cần được thiết lập và phù hợp với cộng đồng. Điều đó bao gồm hiệu suất kinh tế, phản ứng cộng đồng địa phương, sự hài lòng của khách du lịch và thay đổi môi trường. Quản lý nên được thắt chặt và phản hồi nên tiếp thu từ du khách, các công ty lữ hành  và người dân địa phương.

Cần thiết để đào tạo người dân địa phương khi tham gia quá trình quản lý. Các chiến lược về phần thưởng và chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như thực hiện tốt hơn.

Theo  icrtourism.org

Quá trình Hình thành và Phát triển chữ Quốc ngữ

Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng chữ Hán, chữ Nôm [1]. Chữ Hán là chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt, khác hẳn giọng của những người Tàu mặc dù nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ. Vì truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét. Chữ Quốc Ngữ [2] mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La Tinh ghép thành. Trong tất cả những nước Á Châu, chỉ có Việt Nam và Phi Luật Tân là hai nước dùng mẫu tự La Tinh trong chữ viết. Đây là có phải là một điều hay, một niềm hãnh diện hay không? Chúng ta hãy thử bàn xem.

Bàn về lợi chúng ta không phủ nhận được sự ích lợi và tiện nghi của chữ Quốc Ngữ so với chữ Hán và Nôm. Tiện nghi thứ nhất là dễ học, chỉ cần vài tháng là mọi người có thể đọc và viết được chữ Quốc Ngữ. Trong khi đó học chữ Hán cần một thời gian dài và phải nhớ từng chữ một vì chữ Hán là một loại chữ tượng hình. Học chữ Nôm còn khó hơn vì chữ Nôm là những kết hợp của chữ Hán và có rất nhiều nét. Mặt khác, trong việc in, phát hành sách báo, chữ Quốc Ngữ chỉ cần vài chục mẫu tự để ghép lại; trong khi đó chữ Nôm và chữ Hán có hằng hà sa số “mẫu tự” khác nhau.

Bàn về hại thì không nhiều lắm. Với chữ Quốc Ngữ, chúng ta không phân biệt được một số chữ đọc giống nhau, viết giống nhau, nhưng lại có nghĩa khác nhau. Nếu viết theo chữ Hán thì chúng ta có thể phân biệt được (thí dụ như chữ Minh có nghĩa là sáng như Minh Mẫn, chữ Minh có nghĩa là mờ mờ như chữ U Minh). Về phương diện nghiên cứu, vì chữ Hán là loại chữ tượng hình, cho nên ta có thể phân tích những chữ viết mà giải thích lối suy nghĩ của người xưa qua phương pháp chiết tự.

Bàn về có hay không hãnh diện về dùng chữ Quốc Ngữ so với chữ Nôm và chữ Hán là một vấn đề quan trọng. Nhiều người mặc cảm cho rằng chữ Quốc Ngữ là loại chữ “mượn” những mẫu tự La Tinh và do người ngoại quốc sáng chế vì vậy không có gì là hãnh diện khi dùng chữ Quốc Ngữ. Chúng tôi không đồng ý. Thứ nhất là chữ Hán là chữ của người Tàu mà chúng ta đã bị ép buộc phải dùng trong vài ngàn năm, vì sự ép buộc này nên cha ông ta đã “đẻ” chữ Nôm, loại chữ dùng chữ Hán để viết và đọc theo giọng Việt. Chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc Ngữ đều là chữ mượn. Thứ hai là chữ Nôm do người “mình” chế ra còn chữ Quốc Ngữ là do người Âu Châu. Chúng tôi cũng không đồng ý về điểm này vì đây không thể là công việc một vài người có thể làm được. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. Tóm lại chúng ta không có gì là tự ti mặc cảm khi dùng chữ viết mượn của nước khác vì đó giống như là một qui luật từ Đông sang Tây. Nước ta mượn chữ Hán để hoàn thành chữ Nôm, chữ Pháp, Bồ Đào Nha, Ý để hoàn thành chữ Quốc Ngữ. Còn Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, v.v. mượn chữ Latin để hoàn thành chữ của họ; người Pháp hãnh diện về chữ viết của họ, Nga thì do anh em Kirille dịch quyển thánh kinh để truyền đạo và đẻ ra chữ Slaves. Người Nga trọng anh em Kirille, chúng ta trọng A. de Rhodes, Barbosa thì đâu có gì lạ.

Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc Ngữ có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, gian đoạn cải tiến và giai đoạn trưởng thành.

I. Giai Đoạn Phôi Thai: Thế Kỷ 16-17

A. Nguyên Nhân

Bắt đầu từ thế kỷ 16, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Âu Châu. Các công ty thương mãi mọc lên như nấm. Người Âu Châu đua nhanh vượt đại dương tìm đất mới. Những nước như Bồ Đào Nha (Portugal), Ý Đại Lợi (Italy), Hòa Lan (Holland), Anh (England), Pháp tranh nhau giành căn cứ, thị trường và thuộc địa. Các nhà thương mãi đi đến đâu là các nhà truyền giáo đi đến đó. Họ đến Việt Nam vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia ra Đàng Ngoài và Đàng Trong. Muốn giảng đạo, các nhà truyền giáo phải học tiếng bản xứ, vì vậy họ đã dùng chữ La Tinh để ghi lại những cách phát âm của tiếng Việt và giảng nghĩa những chữ đó bằng tiếng của họ. Lâu ngày tích tụ lại thành một quyển tự điển. Đó là nguyên nhân của sự ra đời của chữ Quốc Ngữ ngày nay, mục đích chính là các nhà truyền giáo học tiếng Việt để truyền đạo.

B. Ai Là Người Chế Ra Chữ Quốc Ngữ?

Cho đến nay có nhiều người nghĩ rằng Alexandre de Rhodes (còn được gọi là Đắc Lộ, xin chớ lầm lẫn với Bá Đa Lộc – P. De Béhaine) là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Theo sự nghiên cứu của giáo sư Thanh Lãng thì “de Rhodes không phải là ông tổ duy nhất của chữ Quốc Ngữ và cũng không phải là một trong những ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Sự phiên âm đã có trước khi de Rhodes chưa đến Việt Nam … Ba lần De Rhodes xác nhận là có nhiều sách vở đã viết theo lối phiên âm mà ông cho là không hợp lý lắm. Tuy nhận là không hợp lý mà ông vẫn phải tuân theo, chứng tỏ những sách kia đã phải được phổ biến lắm, nếu không de Rhodes đã đề nghị một lối khác. Tiếc rằng những sách mà de Rhodes nói đến ấy, cho đến ngày nay chúng ta chưa tìm ra một vết tích gì” [3]. Nói như vậy không phải là chúng ta phủ nhận những công trình của de Rhodes đối với chữ quốc ngữ, quyển tự điển do chính ông soạn là quyển từ điển Quốc Ngữ lâu đời nhất (1651) mà chúng ta còn giữ lại được.

Trở lại vấn đề, ai là người chế ra chữ Quốc Ngữ? Không có một cá nhân nào hết. Trước de Rhodes đã có những giáo sĩ người Bồ Đào Nha như Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa đã làm những quyển tự điển đầu tiên. Nhưng ngay cả hai giáo sĩ này cũng không phải là những người chế ra chữ Quốc Ngữ, vì trước đó đã có nhiều giáo sĩ giỏi tiếng Việt như J. Roiz, G. Luis, C. Borri, v.v. còn để lại nhiều tại liệu viết từ năm 1621 (de Rhodes 1626). Vậy, chữ Quốc Ngữ được sáng chế ra bởi cả một số đông giáo sĩ trong quá trình ghi chép, phiên âm và sử dụng hàng chục năm, không xác định được là năm nào, là cá nhân nào.

II. Giai Đoạn Cải Tiến: Thế Kỷ 17-18

A. Tình Trạng Chữ Quốc Ngữ Trước Từ Năm 1651 Trở Về Trước

Trong giai đoạn đầu chữ Quốc Ngữ còn nhiều khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là: chưa có các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), viết dính nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm. Chẳng hạn như:

Quanmguya = Quảng Ngãi
Onsaij = ông sải
Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết
Mocaij = một cái

Hồi này chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau:

d = đ (đói = doij)
sc = x, (xin = scin)
b = v, (vào = bau)

Lại thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên:

gn = nh
cia = ch

Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi:

Thien chu = thiên chũ (thiên chúa)
ngaọc huan = ngọc hoàng

Đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo. Một vài chữ từ tài liệu của Amaral:

Đàng tlaõ = đàng trong,
Đàng ngoày = đàng ngoài,
Đđàng tlên = đàng trên
Nhà thương đây = nhà thượng đài

Đến đây ta đã thấy chữ Quốc Ngữ đã tiếng một bước dài. Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, v.v.), các âm kép (au, ưa, âĩ, v.v.), và những phụ âm kép (nh, ch, ng, v.v.).

Nhưng chữ Quốc Ngữ chưa thật sự trưởng thành cho đến năm 1651 khi quyển tự điển Việt-Bồ-La (Việt Nam – Portugese – Latin) và quyển Giáo Lý của de Rhodes ra đời. Sự ra đời của quyển Từ Điển này là một cái mốc quan trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ. Đây là quyển từ điển đầu tiên, nó tiêu chuẩn hóa một hệ thống chữ Quốc Ngữ. Quyển từ điển này gồm có ba phần:

Phần thứ nhất viết bằng tiếng La Tinh, nói về ngữ pháp của tiếng Việt, nói về chữ, dấu, động từ, danh từ và cú pháp tiếng Việt. Đây có lẽ là cuốn ngữ pháp đầu tiên của Việt Nam.

Phần thứ hai là phần chính, đó là tự điển Việt Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh.

Phần thứ ba là tự điển La Tinh – Việt Nam. Phần có thể coi là quyển tự điển La-Việt đầu tiên.

Quyển Giáo Lý (Cathechismus) là quyển sách song ngữ, được viết bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt. Sách này chia ra làm tám phần, mỗi phần là một ngày học.

B. Lần Chỉnh Đốn Thứ Nhất: Từ Điển Béhaine (1772)

Sau de Rhodes là P. De Béhaine (thường được gọi là Bá Đa Lộc), với sự cộng tác của Hồ Văn Nghi và một số người Việt khác đã hoàn thành quyển từ điển Annam – Latin. Bộ từ điển này gồm hai phần, phần tra chữ Nôm theo 214 bộ chữ Hán và phần từ điển Nôm – Quốc Ngữ – Latin.

Phần tra chữ Nôm dạy về cách đọc chữ Nôm theo bộ và số nét. Phần thứ hai là tự điển tiếng Việt ghi theo lối viết Nôm và Quốc Ngữ, sắp theo mẫu tự abc. Số lượng từ trong phần này là 4843 từ đơn và mấy chục ngàn từ kép. Tất cả đề được ghi và giải nghĩa bằng chữ Latin.

Những cải tiến trong quyển từ điển này là: thống nhất các phụ âm đầu, loại bỏ các phụ âm: bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối.

Ngoài ra vì được sự cộng tác của nhiều người Việt cho nên trong quyển từ điển này có cả trăm câu ca dao, tục ngữ rất có giá trị như:

Sá bao cá chậu chim lồng,
Hễ người quân tử có cùng mới nên

Duỗi theo ống thẳng lận theo bầu tròn

Bụng làm dạ chịu

Cháu đẻ ra ông

Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy
Cầm gươm chém khó, khó theo sau.

Những câu này đã được ghi bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và chữ Latin. Thật là một tài liệu giá trị.

C. Lần Chỉnh Đốn Thứ Nhì: Từ Điển Taberd (1832)

Với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam khác, Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển tự điển của Béhaine để hoàn tất hai quyển tự điển: Annam-Latin và Latin-Annam. Tự điển này có nhiều từ hơn quyển những quyển tự điển đã làm trước đó. Tự điển Annam-Latin của de Rhodes (1651) có 3772 từ, De Béhaine (1772) có 4843 từ, Taberd (1838) có 4959 từ. Nên biết rằng trong việc biên soạn quyển từ điển này, Taberd chỉ chủ trương và phối hợp. Còn công việc biên soạn phần Nôm, phần Quốc Ngữ và thích nghĩa là công việc của một số người Việt Nam.

III. Giai Đoạn Phát Triển: Từ Năm 1862 Trở Về Sau

Cho đến năm 1862, chữ Quốc Ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ Quốc Ngữ đã trở nên phổ thông. Cần sử dụng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ Quốc Ngữ và vì chữ Quốc Ngữ rất là dễ học so với chữ Nôm hoặc chữ Hán, chữ Quốc Ngữ trở nên thông dụng.

Trong giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ được ấn hành như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Gia Huấn Ca, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, v.v. Đặc biệt là quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), quyển tự điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa mà ngày nay không còn được sử dụng nữa. Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quí giá. Song song với những tác phẩm trên, nhiều tờ báo đã được lưu hành như Gia Định Báo (1865), Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Nam Kỳ Địa Phận (1883), Nông Cổ Mím Đàm (1901), v.v. Đánh dấu sự tiến triển vượt bực của chữ Quốc Ngữ.

IV. Chữ Quốc Ngữ Ngày Nay

Chữ Quốc Ngữ đã góp phần to lớn trong công việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà. Vì dễ học, cho nên đại đa số quần chúng có thể thưởng thức những tác phẩm Hán và Nôm đã được Quốc Ngữ hóa. Nhiều tác phẩm mới đã được phát hành rộng rãi vì phương tiện ấn loát dễ dàng và ít tốn kém, đặc biệt là từ khi chữ Quốc Ngữ được điện toán hóa. Chữ Quốc Ngữ đã tạo điều kiện cho nền Văn Học Việt Nam phát triển toàn diện.

Một số thầy trường Văn Lang tóm lược.

(Tài liệu: Chữ Quốc Ngữ
Trên Đất Sài Gòn – Gia Định
Những Thế Kỷ XVII-XVII-XIX
của Trần Văn Giàu,
Thanh Lãng và
Hoàng Xuân Việt)

————————————
Chú thích:

(1) “Quốc ngữ” có nghĩa là ngôn ngữ của một quốc gia, nhưng vì lúc mới hình thành loại chữ viết này được gọi là chữ quốc ngữ, dùng riết rồi quen cho nên chúng tôi xin viết hoa như tên của một loại chữ viết.

(2) Có vài học giả cho rằng trước khi dùng chữ Hán, nước ta đã có một loại chữ “quốc ngữ” mà sau này bị chữ Hán bức tử. Giả thuyết này cho rằng những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ là chữ của nước ta vào thời Âu Lạc, Hùng Vương.

(3) Thanh Lãng, “Những chặng đường của chữ Việt quốc ngữ”, Tạp Chí Đại Học số, tháng 2/1961 – Kỷ niệm giáo sĩ Đắc Lộ.

Xây dựng biểu tượng Việt Nam

Quốc hoa Việt Nam – nên là Ngũ Hoa?
Việt Nam chúng ta rất khó có thể lựa chọn một loài hoa duy nhất và thật sự tiêu biểu làm quốc hoa. Mà nên lựa chọn một bộ quốc hoa gồm một số loài hoa đặc thù, mỗi loài mang hương sắc thiên nhiên và gắn với lịch sử, văn hóa trên một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, bản sắc văn hóa, nhưng lại phong phú và đa dạng về thiên nhiên và diện mạo văn hóa vùng miền.
Biểu tượng Việt Nam: Tre xanh, xanh tự bao giờ…
Tre lặng lẽ chứng kiến biết bao sự biến chuyển của thời gian, của lịch sử, của con người và đất nước Việt. Nhắc đến tre là nhắc đến những gì can trường, điềm tĩnh mà thanh thản như chính quê hương ta, xứ sở ta, đất nước Việt Nam ta.
Hoa sen – biểu tượng sức sống mãnh liệt dân tộc Việt
Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.
Đàn bầu – biểu tượng đặc sắc và độc đáo tâm hồn Việt
Cây đàn bầu Việt Nam từ lâu đã là “Ông hoàng” trong “bộ tộc” nhạc cụ cổ truyền dân tộc, mà ngày nay được hoàn thiện hơn để cùng với sự nâng cao hơn hẳn về nghệ thuật biểu diễn, đã trở thành một đại diện tiêu biểu của đặc sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập thế giới.
Xây dựng biểu tượng Việt Nam
Văn hoá là sự kết tinh tinh tuý nhất những giá trị vật thể, phi vật thể do con người tạo ra trong lịch sử. Bản sắc văn hoá là tính đặc thù nhất, bản chất nhất của nền văn hoá ấy. Nó cho phép người ta, có thể phân biệt sự khác nhau giữa các châu lục, giữa các dân tộc; sự khác nhau giữa các vùng miền, giữa các địa phương trong một nước.
Người nghệ sĩ với biểu tượng Việt Nam
Đã đến lúc ta cần kêu gọi sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ như nhà tạo dáng Cát Tường trong thời hiện đại, làm sao lấy lại được cái vẻ đẹp đơn sơ, thanh thoát, duyên dáng của ngày xưa, không chỉ phản ánh ở cái thích của cá nhân người nghệ sĩ, mà cần tạo sự yêu thích giữa đông đảo quần chúng, đóng góp vào việc nâng tầm thẩm mỹ của người Việt nói chung.
Cây lúa- nhọc nhằn và vinh quang biểu tượng Việt
Nền văn minh lúa nước đã sản sinh ra một giá trị hành động trường cửu “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Giá trị ấy không những đúng trong quá khứ, mà còn rất đúng trong hiện tại, và cũng chính là niềm khao khát vươn tới của mỗi người trong tương lai..
Việt Nam quê hương tôi – tượng đài âm nhạc hòa bình
Bài hát như một bức tranh, hay đúng hơn tác giả là người hướng dẫn viên du lịch kỳ tài. Thế đấy, chưa bao giờ ra khỏi làng quê nhưng qua lời bài hát, hình ảnh đất nước đã in đậm trong ký ức tuổi thơ: Mùa xuân đã tới quê hương chúng tôi. Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi. Đồng xanh lúa rập rờn biển cả. Tiếng ai ru con ngủ ru hời.. Đây thực sự là bức tranh một bức tranh tuyệt đẹp của quê hương đất nước.
Biểu tượng Rồng của linh thiêng nước Việt
Không chỉ là niềm tin tâm linh nguyên thủy của cư dân văn minh lúa nước thuở xa xưa, mà nước Việt hóa Rồng chính là khát vọng mãnh liệt hơn lúc nào hết của cả dân tộc thời hội nhập.
Tre – loài cây biểu tượng của nước Việt?
Tre là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của người Việt từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước. Tre nghìn đời bao bọc, chở che cho sinh tồn của người. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam.
“Tình ca” – biểu tượng âm nhạc nước Việt?
Bài ca xuất hiện như cánh vỗ của loài chim, xoa dịu vết thương lòng người xa cách bởi chiến tranh. Và lại như dòng sữa ngọt, nuôi dưỡng chí khí, lòng yêu nước, yêu đời của dân tộc, của lứa đôi.
Biểu tượng Việt Nam: Rồng ảo hay Trâu thật?
Đất nước ta với nền văn minh lúa nước, con trâu đi trước, cái cày đi sau, người nông dân một nắng hai sương đã làm nên thương hiệu nước Việt này.

TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

(Tourism Management)

Tài liệu tra cứu (Reference Books)

STT TÊN TÀI LIỆU DOWLOAD
1 Bách khoa thư Hà Nội. Tập 15, Du lịch / Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Năng An, Đinh Gia Khánh… – Hà Nội : Nxb. Từ điển bách khoa, 2000 Tóm tắt: Giới thiệu những tri thức về thiên nhiên, xã hội và con người Hà Nội trên các lĩnh vực địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật… đã được hình thành và phát triển từ xưa tới nay. Bách khoa thư HN cũng nêu được những bài học kinh nghiệm lịch sử, những thành tựu về mọi mặt, giới thiệu truyền thống văn hoá của Hà Nội, những nét đặc trưng tại thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam. Từ khoá: 1. Hà Nội. 2. Từ điển bách khoa. 3. Du lịch
2 Cẩm nang hướng dẫn du lịch. T.1 / Nguyễn Bích San… – Hà Nội : Văn hoá Thông tin, 2000 Tóm tắt: Cuốn sách được biên soạn bởi những tác giả làm lâu năm trong ngành du lịch, những người trực tiếp làm hướng dẫn trong và ngoài nước. Đối với sinh viên đang học khoa xã hội học, du lịch và ngôn ngữ tại các trường đại học thì đây là cuốn tài liệu bổ ích, giúp các bạn nâng cao kiến thức. Cuốn sách gồm 2 phần: phần 1 giới thiệu về Việt Nam như là địa lý, phong tục tập quán, chính trị, bản sắc văn hoá,… Phần 2 Giới thiệu các di tích lịch sử thắng cảnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước.Từ khoá:1. Việt Nam. 2. Cẩm nang du lịch. 3. Du lịch.
3 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch / Đinh Trung Kiên. – Lần thứ 3. – Hà Nội : Nxb. Đại học Quốc gia, 2001Tóm tắt: Cuốn sách được biên soạn như một giáo trình giúp sinh viên nắm vững được các khái niệm cơ bản về du lịch, những phẩm chất và năng lực cần thiết của người hướng dẫn viên du lịch cũng như các phương pháp tổ chức, hướng dẫn và kỹ năng xử lý các tình huống cụ thể trong hoạt động hướng dẫn du lịch. Từ khoá:1. Nghiệp vụ du lịch. 2. Du lịch. 3. Hướng dẫn du lịch
4 Sổ tay địa danh Việt Nam / Đinh Xuân Vịnh. – Tái bản có chỉnh lý, bổ sung. – Hà Nội : Đại học Quốc gia, 2002.Tóm tắt: Được biên soạn dựa trên 1 phần công trình “Việt nam trong lòng thế giới” của nhà nghiên cứu Định Xuân Vịnh nhằm cung cấp cho độc giả một danh sách địa danh lịch sủ, văn hoá, địa lý… tại Việt nam. Từ khoá: 1. Địa danh. 2. Địa lý. 3. Việt Nam. 4. Địa danh Việt Nam.
5 Sổ tay du lịch tài nguyên và phát triển du lịch: Văn hoá du lịch. Tập 3. / Phạm Côn Sơn. – Hà Nội : Thanh Niên, 2003 Từ khoá: 1. Việt Nam. 2. Du lịch. 3. Văn hoá du lịch. 4. Sổ tay du lịch
6 Từ điển Hà Nội địa danh/ Bùi Thiết. – Hà Nội: Văn hoá – Thông tin, 1993Tóm tắt: Cuốn sách là một tập hợp gồm trên 3400 mục từ về địa danh tự nhiên, địa danh hành chính, địa danh văn hoá, địa danh lịch sử, địa danh kinh tế thương mại… của Hà Nội giúp bạn đọc tìm hiểu toàn bộ quá trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội. Từ khoá:1. Từ điển. 2. Hà Nội. 3.Địa danh Hà Nội. Từ điển địa danh Hà nội.
7 Từ điển lễ tân, du hành và du lịch: Anh – Việt đối chiếu và giải thích. – Hà nội: TP.Hồ Chí Minh, 1994 Tóm tắt: Cuốn từ điển được biên soạn từ một công trình khoa học của giáo sư, tiễn sỹ Charles J. Metelka ở Đại học Wisconsin – Stout, là một công trình quý hiếm trong kho thư tịch về lĩnh vực nghiên cứu du lịch hiện nay. Cuốn từ điển đã được Việt hoá với những mục từ và khái niệm khá mới sẽ giúp ích cho những học viên thuộc ngành du lịch một công cụ hữu ích, ngoài ra còn cần thiết để tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, kinh doanh du lịch, cũng như tất cả các ngành nghề có óc cầu tiến khi muốn nắm vững thêm về nghiệp vụ và sinh ngữ cần thiết. Từ khoá:1. Tourist trade — Marketing. 2. Từ điển. 3. Từ điển du lịch. 4. Du lịch. 5. Lễ tân.
8 Việt Nam bản đồ du lịch = Vietnam travel atlas / Vũ Thế Bình. – Xuất bản lần 2. – Hà Nội : Văn hoá thông tin, 2001Tóm tắt: Atlas du lịch Việt Nam cung cấp những địa chỉ, những thông tin về địa lý, lịch sử, văn hoá và du lịch; giúp bạn đọc hiểu hơn về đất nước Việt nam. Từ khoá:1. Vietnam — Road maps. 2. Vietnam — Guidebooks. 3. Bản đồ . 4. Bản đồ du lịch. 5. Việt Nam.
9 Vietnam: A coastal journey / Elka Ray. – Hà Nội: Thanh Niên, 2001 Từ khoá: 1. Vietnam — Guidebooks. 2. Hướng dẫn du lịch. 3. Du lịch Việt Nam. 4. Du lịch.

Tài liệu chuyên ngành (Special Books

1 Cẩm nang du lịch Vịnh Hạ Long / Phạm Hoàng Hải. – Hà Nội : Nxb.Thế giới, 2000.Tóm tắt: Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp bạn đọc, những du khách đến với Hạ Long trong một chuyến du lịch ngắn ngày có thể hiểu nhiều hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn về 1 cánh rừng bao la của núi đảo mọc trên biển mênh mông. Bạn có thể tìm thấy ở đây các chỉ dẫn về đường xá, phương tiện đi lại, cách lựa chọn tốt nhất về lưu trú ăn ở, thông tin về một chuyến du ngoạn trên biển và tất cả các dịch vụ có sẵn phục vụ cho chuyến đi của mình. Ngoài ra cuốn sách cũng tóm lược cô đọng về lịch sử hàng trăm triệu năm của các biến cố địa chất ở Hạ Long, dấu tích trên hang động về các nền văn hoá cổ đại, các bài thơ của vua chúa, doanh nhân đã khắc lên ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long….Từ khoá: 1. Vịnh Hạ long. 2. Du lịch. 3. Du lịch vịnh hạ long.
2 Du lịch ba miền. T1 / Đất phương Nam / Bửu Ngôn. – Tái bản có bổ sung. – TP. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2001Tóm tắt: Cuốn sách nằm trong bộ 3 tập “Du lịch 3 miền” cung cấp các thông tin về các điểm thăm quan, cảnh vật, đặc sản tại phương Nam với các vùng từ mũi Cà Mau đến T.p Hồ Chí Minh. Từ khoá:1. Du lịch. 2. Danh lam thắng cảnh. 3. Văn hoá du lịch. 4. Du lịch Việt Nam.
3 Du lịch bền vững / Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu. – Hà Nội : Đại học Quốc gia, 2001Tóm tắt: Giáo trình được biên soạn nhằm 3 mục tiêu khoa học sau:- Tương quan tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi trường (tự nhiên, xã hôi nhân văn và kinh tế). với sự tập trung chú ý phân tích sâu hơn các tác động xấu do du lịch gây ra; Giới thiệu về du lịch bền vững, là loại hình du lịch đảm bảo sự hài hoà về lợi ích kinh tế của phát triển du lịch với việc bảo vệ tính đa dạng của tự nhiên, bản sắc văn hoá của cộng đồng bản địa nơi tiến hành du lịch; Đề xuất định hướng xây dựng các chính sách phát triển du lịch, các biện pháp kiểm soát tác động của môi trường nhằm đạt được du lịch bền vững, phương pháp đánh giá tính bền vững của một lãnh thổ du lịch hay một dự án du lịch bền vững. Từ khoá: 1. Du lịch.
4 Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa = Tourism among ethnic minority in Sapa / Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan. – Hà Nội: Văn hoá dân tộc, 2000Tóm tắt: Đây là một nghiên cứu nằm trong dự án du lịch bền vững của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt nam là nghiên cứu sâu tại Sa Pa – Lào Cai về mức độ tham gia, ảnh hưởng và thái độ đối với du lịch của các cộng đồng dân tộc thiểu số và những người kinh doanh du lịch ở thị trấn Sa pa; thái độ của khách du lịch đối với dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về tác động của du lịch đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Sa pa. Từ khoá:1. Du lịch. 2. Dân tộc thiểu số. 3. Du lịch Việt Nam.
5 Ha long bay travel survival kit/ Phạm Hoàng Hải. – Hà Nội: Nxb.Thế Giới, 2000Tóm tắt: Cuốn sách là một cẩm nang du lịch vịnh Hạ Long trong đó nêu rõ những điều cần biết khi du lịch vịnh Hạ Long, về đường phố, giao thông, khách sạn, dịch vụ cũng như những truyền thuyết, di tích lịch sử văn hoá của Hạ Long. Từ khoá:1. Halong Bay (Vietnam) — Guidebooks. 2. Du Lịch. 3. Vịnh Hạ long. 4. Du lịch Việt Nam.
6 Hà Nội xưa và nay / Giang Quân, Nguyễn Đăng Hàm, Nguyễn Kim Cuông,….. – Hà Nội : Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội, 1994Tóm tắt: Từ năm 257 TCN, An Dương Vương đã xây thành đóng đô ở Cổ Loa mà nay dấu tích hình hài được bảo tồn cùng với truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thuỷ còn làm khắc khoải trái tim bao người. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Hà nội vẫn vững vàng “Hà nội vùng đứng lên” để tên gọi linh thiêng Thăng Long – Đông Đô – Hà nội trường tồn trong những trang sử oai hùng của dân tộc. Cuốn sách này giúp những người làm thông tin tuyên truyền, du lịch có kiến thức về những nét cơ bản nhất, khái quát nhất về Hà nội xưa và nay. Từ khoá: 1. Hà Nội. 2. Địa lý. 3. Lịch sử. 4. Du lịch Việt Nam.
7 Hanoi past and present= Hà Nội xưa và nay/ Edited by Mạnh Thường, Hữu Nên. – Hà Nội: Culture – Information publishing house, 1997Tóm tắt: Cuốn sách giới thiệu về sự phát triển của Hà nội từ xưa tới nay. Từ khoá: 1. Hà Nội. 2. Địa lý. 3. Lịch sử. 4. Du lịch Việt Nam.
8 Historical & Cultural Sites around Hà Nội/ Nguyễn Vinh Phúc. – Hà Nội: Nxb.Thế Giới, 2000Tóm tắt: Giới thiệu về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của các vùng lân cận quanh Hà nội. Từ khoá: 1. Historic sites — Vietnam. 2. Historic sites — Hanoi. 3. Hanoi (Vietnam) — Antiquites. 4. Hanoi (Vietnam) — Guidebooks. 5. Du lich. 6. Danh thắng. 7. Hà nội cổ. 8. Du lịch Việt Nam.
9 Huế: Monuments of an ancient capital / Mai Ứng, Đào Hùng. – Hà Nội: Nxb.Thế Giới, 2000Tóm tắt: Cuốn sách giới thiệu về lăng mộ tại Huế, một thủ đô cổ kính, những khung cảnh từ Hoàng cung cho tới các miếu, đền thờ, bảo tàng và lăng mộ Hoàng gia ở Huế.Từ khoá:1. Hue (Vietnam) — Guidebooks. 2. Huế. 3. Du lịch. 4. Việt Nam. 5. Du lịch Việt Nam.
10 Kinh tế du lịch và du lịch học / Đổng Ngọc Minh,Vương Lôi Đình. – Tp.Hồ Chí Minh: Nxb.Trẻ, 2001Tóm tắt: Cuốn sách là giáo trình cơ sở cho chuyên ngành du lịch, tài liệu nhập môn của ngành du lịch Trung Quốc. Đây là một tư liệu tham khảo cho ngành du lịch Việt Nam, cung cấp những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc giúp phát triển du lịch Việt Nam theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khoá:1. Kinh tế du lịch. 2. Du lịch. 3. Du lịch học
11 Marketing du lịch / Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang. – TP. Hồ Chí Minh : Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2001Tóm tắt: Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm những vật hữu hình và vô hình. Hầu hết sản phẩm du lịch là những dịch vụ, kinh nghiệm. Đặc tính này đòi hỏi người kinh doanh du lịch phải có nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức tổng quát và marketing du lịch là một điều rất quan trọng đối với ngành du lịch. Từ khoá: 1. Marketing. 2. Du lịch. 3. Kinh tế du lịch. 4. Tiếp thị du lịch
12 Marketing for hospitality and tourism: instructor’s manual with case guide test item file, and transparency masters / Philip Kotler, John Bowen, James Makens. – Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, c1999Tóm tắt: Cuốn sách cung cấp những bài hội thoại, những ví dụ về marketing, lòng hiếu khách trong hoạt động du lịch, cách trả lời điện thoại, giữ khách hàng, giải quyết những vấn đề khác nhau trong việc làm hài lòng quý khách. Từ khoá: 1. Hospitality industry — Marketing. 2. Tourism — Marketing. 3. Du lịch. 4. Tiếp thị. 5. Khách sạn. 6. Tiếp thị du lịch. 7. Du lịch.
13 Marketing in travel and tourism / Victor T.C. Middleton with Jackie Clarke. – 3rd ed. – Oxford ; Boston : Butterworth-Heinemann, 2001.Tóm tắt: Cuốn sách gồm 6 phần trình bày các khía cạnh về tiếp thị trong du lịch, giúp bạn đọc hiểu về tiếp thị và đưa ra những quyết định đúng đắn trong tiếp thị du lịch. Từ khoá: 1. Hospitality industry — Marketing. 2. Tourism — Marketing. 3. Du lịch. 4. Tiếp thị. 5. Khách sạn. 6. Tiếp thị du lịch. 7. Du lịch.
14 Non nước Việt Nam : Sách hướng dẫn du lịch. – In lần thứ 5. – Hà Nội : Nxb. Tổng cục du lịch, 2003Tóm tắt: Việt nam là một nước có tiềm năng du lịch, do đó cần đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến du lịch. Cuốn sách cung cấp những thông tin về Việt nam: điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hoá, truyền thống và tiềm năng du lịch. Từ khoá: 1. Du lịch Việt Nam. 2. Đất nước Việt Nam. 3. Địa danh. 4. Danh lam thắng cảnh
15 Origines : The streets of Vietnam : A historical companion / J.Wills Burke. – Hà Nội : Nxb.Thế Giới, 2001Tóm tắt: Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ tên phố, tên đường của Việt Nam. Từ khoá: 1. Vietnam — History. 2. Vietnam — Geography. 3. Du lịch. 4. Địa lý. 5. Lịch sử. 6. Lịch sử Việt Nam.
16 Quy hoạch du lịch / G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard. – Hà Nội : Đại học Quốc gia, 2000Tóm tắt: Cuốn sách giúp độc giả nắm được các kiểu loại du lịch khác nhau ở 3 môi trường tự nhiên, đặc thù là các dải ven biển – nơi hoạt động du lịch tắm biển diễn ra hết sức nhộn nhịp, du lịch miền núi và một loại hình du lịch trong môi trường nông thôn và ven đô; các phương pháp quy hoạch du lịch được sử dụng trên thế giới. Từ khoá:1. Du lịch. 2. Quy hoạch du lịch.
17 Sa Pa/ Edited by Leigh Stubblefield. – Third revised edition. – Hà Nội: NxbThế Giới, 2000Tóm tắt: Thị trấn Sa pa của tỉnh Lào Cai trước đây là thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Đông Nam Việt nam. Sa pa có nghĩa là thị trấn của cát được toạ lạc trên độ cao 1650m so với mực nước biển. Cuốn sách giới thiệu về Sa pa: Chỗ ăn ở khi đi du lịch, Các dân tộc thiểu sổ ở Việt nam và sự phân bổ ở Sa pa, Các hoạt động du lịch ở Sa pa, Các loài chim ở Sa pa, Các ngôn ngữ dân tộc ở Sa pa. Từ điển:1.Sapa (Vietnam) — Description and travel. 2.Du lịch. 3.Du lịch Việt Nam
18 Special English for tourism / Vivien Worsdall. – New York : Collier Macmillan International, 1974Tóm tắt: Cuốn sách nhằm xây dựng và giúp đỡ sinh viên trong việc tạo cho mình một vốn tiếng Anh hoàn chỉnh, trôi chảy với cách nhấn giọng trong thành ngữ Anh Mỹ, các nghĩa bóng trong ngôn từ ngành công nghiệp du lịch.Từ khoá:1. English language — Textbooks for foreign speakers. 2. Tourism — Language. 3. Tiếng Anh. 4. Tiếng Anh cho người nước ngoài. 5. Tiếng Anh du lịch. 6. Du lịch. I. Nhan đề
19 Thị trường du lịch / Nguyễn Văn Lưu. – Hà Nội : Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998Tóm tắt: Cuốn sách do PTS Nguyến Văn Lưu biên soạn nhằm cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản, cốt lõi về bản chất, đặc điểm, chức năng và các loại thị trường du lịch. Đặc biệt là mối quan hệ cung cầu và các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với quan hệ cung cầu trên thị trường du lịch (thế giới, khu vực, trong nước). Từ khoá:1. Kinh tế du lịch. 2. Du lịch. 3. Thị trường du lịch.
20 Tiếng Anh du lịch = English for travel / John Eastwood. – Hà Nội : Nxb Ngoại văn, 1990Tóm tắt: Cuốn sách kể về một chuyến đi kinh doanh qua các nước nói tiếng Anh, qua đó cung cấp cho các nhà kinh doanh và khách du lịch kiến thức tiếng Anh du lịch  ở sân bay, hàng quán, cửa hiệu… Từ khoá: 1. English language — Tourism. 2. English language — Textbook for foreign speakers. 3. Tiếng Anh du lịch. 4. Du lịch
21 Understanding tourism /S.Medlik.-Oxford: Butterworth-Heinemann,1997Tóm tắt: Cuốn sách mang tính nghiên cứu tổng thể về lịch sử phát triển du lịch, địa lý và quy mô du lịch, về tầm quan trọng của du lịch, ngành công nghiệp du lịch và vấn đề tổ chức và quản lý du lịch trong giai đoạn hiện nay. Từ khoá:1. Tourism — Miscellanea. 2. Hospitality industry — Miscellanea. . 3. Du lịch. 4. Công nghiệp du lịch
22 Việt Nam danh lam cổ tự = Vietnam’s famous ancient pagodas = Les célèbres anciennes pagodes au Vietnam / Võ Văn Tường. – Hà Nội : Social Sciences Publishing House, 1996Tóm tắt: Cuốn sách như là tư liệu bằng hình ảnh về các ngôi chùa Việt nam trên khắp 3 miền. Chùa vừa là nơi hành lễ, vừa là chốn thăm quan vãng cảnh của khách thập phương. Từ khoá: 1. Temples, Buddhist — Vietnam. 2. Pagodas — Vietnam. 3. Việt Nam. 4. Chùa. 5. Đền thờ. 6. Du lịch. 7. Du lịch Việt Nam
23 Việt Nam hình ảnh và ấn tượng : Vietnam – Sights and sounds / Trần Anh Thơ. – Hà Nội : Nxb.Giáo Dục , 2003Tóm tắt: Cuốn sách là một ghi nhận về một Việt nam đổi mới, cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật về đổi mới ở Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ khoá: 1. Vietnam — Description and travel. 2. Vietnam — Guidebooks. 3. Du lịch. 4. Du lịch Việt Nam
24 Vietnam: the country and its geographical regions / Lê Bá Thảo. – Hà Nội: Nxb.Thế Giới, 1997Tóm tắt: Cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về lãnh thổ Việt Nam, về đất nước và con người Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ khoá: 1. Vietnam — Geography. 2. Du lịch. 3. Địa lý Việt Nam. 4. Địa lý.


SÀI GÒN XƯA & NAY CITY TOUR

SÀI GÒN NGÀY XƯA



Bán trái cây trên vĩa hè


Cầu Bình Lợi


Chợ Cá


Đám Ma


Ga Chợ Lớn đi Mỹ tho


Ga Sài Gòn


Ga Sài Gòn


Hàng nước Chè, Trà


Hủ tiếu gõ


Nhà Thương


Nhổ lông Vịt tại chợ lớn


Tết múa Lân


Thầy Đồ


Thương gia Hoa Kiều


Ảnh chụp năm 1965.


Khách sạn Palace Sài gòn.


Đường Nguyễn Huệ


Đường Nguyễn Huệ


đường Đồng Khởi


đường Hàm Nghi


Đường Đồng Khởi


Bưu điện thành phố


Đường Hàm Nghi, góc Hồ Tùng Mậu


Nhà hát thành phố nhìn từ Thương xá Tax


Diamon Plaza Xưa


Đường Nguyễn Huệ năm 1962.

SÀI GÒN NGÀY NAY


Khách sạn Continental.( Một trong những KS cổ nhất).


Nhà hát Thành phố.


Ủy ban nhân dân Thành phố.

KINH NGHIỆM VIẾT MỘT BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (CASE STUDY)

Nghiên cứu tình huống là gì?

Phương pháp học bằng cách nghiên cứu tình huống (Case study) giống như tìm cách giải quyết một bài toán hóc búa. Một tình huống được lấy làm ví dụ phải là tình huống có vấn đề thực sự. Đó là tình huống chứa đủ thông tin để người đọc nắm bắt và phân tích. Một tình huống thú vị thường giống một câu chuyện có yếu tố khám phá mà người viết tạo ra nhằm lôi cuốn sự quan tâm của bạn đọc.

Một tình huống tốt còn hay không dừng lại ở sự mô tả chung chung. Đó là sự sắp xếp thông tin để người đọc có cảm thấy mình đang phải đối mặt với mọi thứ như chính tác giả. Trong khi đó, sự sắp xếp khéo léo sẽ gói ghém mọi thứ theo một trật tự. Nó cho người đọc biết mọi thứ, kể cả biết trước kết cục. Vì thế, người đọc chẳng phải động não bao nhiêu cả.

Khi bạn viết một tình huống, để giúp người đọc có cảm giác chinh phục được thử thách như chính người trong cuộc, một số gợi ý sau có thể giúp bạn.

Có 3 bước cơ bản khi viết một tình huống, đó là: nghiên cứu, phân tích và bắt tay vào viết. Bạn bắt đầu với việc nghiên cứu nhưng trong quá trình bắt tay vào viết, đôi lúc bạn cần quay lại giai đoạn nghiên cứu vì đôi khi thông tin bạn đang có vẫn chưa đủ.

Giai đoạn nghiên cứu

1. Tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet

Tìm kiếm những bài liên quan đã được viết trước đó. Đó có thể là những bài viết về nghiên cứu tình huống tương tự như tình huống mà bạn đưa ra. Khi làm điều này, bạn sẽ thấy được những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Hoặc biết đâu những ý tưởng mới sẽ xuất hiện lúc ấy.

2. Tìm và phỏng vấn những người có kiến thức

Khi thực hiện phỏng vấn, chúng ta không chỉ cần câu trả lời có hay không mà chúng ta cần những thông tin trong chính những câu trả lời. Vì thế, điều mà bạn cố phải làm là khiến người phỏng vấn nói ra tất cả những gì họ biết. Từ đó, bạn bổ sung những điều ấy vào trong tình huống của mình.

Giai đoạn phân tích 1. Tập hợp tất cả những thông tin bạn có

Bạn bắt đầu tập hợp những thông tin bạn có từ nhiều nguồn bài viết, sách vở và nhiều cá nhân khác nhau. Rất khó để bạn có thể làm việc với hàng loạt thông tin như thế. Nên hãy bắt đầu phân loại chúng.

2. Phân chia ra các phần cho những người khác nhau Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tham gia viết xây dựng tình huống cần phải giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng, là những vấn đề đang diễn ra mà người đọc cần biết để hiểu được tình huống ấy.

3 Cố gắng trình bày tình huống một cách hệ thống nhất chỉ trong vài câu

Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thấy mình cần nhiều thông tin hơn nữa. Khi bạn cảm thấy hài lòng với cách mà bạn định nghĩa vấn đề mà bạn muốn người đọc suy nghĩ, hãy chẻ nhỏ vấn đề ra. Mỗi phần nhỏ ấy sẽ là một mảnh ghếp cần phải được hiểu rõ trước khi giải quyết vấn đề.

Bắt tay vào viết 1. Định nghĩa về vấn đề hay đưa ra câu hỏi về tình huốnh mà bạn muốn người đọc phải giải quyết

Đây chính là điểm thu hút sự chú ý của người đọc. Bạn có thể bắt đầu với việc đưa ra ngay một câu hỏi. Người đọc sẽ theo đó mà khám phá những nội dung tiếp theo. Và bài viết sẽ được tiếp tục cho đến khi bạn cung cấp thông tin chốt lại ở phần cuối bài, như món quà cho những ai kiên nhẫn đi cùng bạn phần cuối.

2. Tổ chức hợp lý nội dung

Bạn có thể cần tổ chức nội dung thông tin của mình theo những chủ đề sau: a. Giới thiệu vấn đề b. Những thông tin nền liên quan c. Các yếu tố trực tiếp tác động hoặc có ảnh hưởng đến diễn biến tình huống. Đó có thể là những quy định, ràng buộc, điều kiện…

3. Phần kết luận

Tình huống bạn đưa ra cần phải có một kết luận. Tuy nhiên, bạn không nên có một kết luận cứng nhắc đối với tình huống của mình. Kết luận của bạn nên ở dạng là một gợi ý có thể bao quát được những hướng giải quyết mà người đọc có thể đưa ra. Từ đó, người đọc có thể tranh luận với nhau về những khả năng cũng như tính khả thi của những phương án có thể lựa chọn. Một bài tập tình huống tốt phải thỏa mãn 2 điều kiện: cung cấp đầy đủ thông tin để người đọc nắm rõ bản chất vấn đề; bên cạnh đó là tạo ra được những tranh luận sôi nổi, thú vị. Mục đích chung của việc đưa ra những tình huống nghiên cứu này chính là nhu cầu chia sẻ với nhiều người kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế mà người viết hay chính những người tham gia giải bài tập đã có được. Bao giờ kiến thức của một cá nhân cũng hữu ích đối với những cá nhân còn lại.

THỐNG KÊ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010
Cập nhật: Thứ tư, 31/3/2010

Trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009.

Ước tính

tháng 3/2010

3 tháng năm 2010

Tháng 3/2010 so

với tháng

trước (%)

Tháng 3/2010

so với tháng

3/2009 (%)

3 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%)

Tổng số

473.509

1.351.224

106,1

156,0

136,2

Chia theo phương tiện đến

Đường không

390.509

1.087.081

110,8

151,5

127,0

Đường biển

3.000

12.000

75,0

40,2

67,2

Đường bộ

80.000

252.143

88,9

208,9

213,5

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ ngơi

299.166

846.964

111,2

151,8

141,0

Đi công việc

107.385

165.640

136,7

195,9

163,5

Thăm thân nhân

41.537

169.989

55,0

119,6

103,6

Các mục đích khác

25.421

68.631

109,3

150,8

105,2

Chia theo một số thị trường

Trung Quốc

90.258

227.782

130,1

266,5

215,0

Hàn Quốc

45.722

133.047

103,2

140,4

129,5

Mỹ

38.529

127.657

79,8

122,8

105,6

Nhật Bản

39.550

110.733

107,6

125,1

112,0

Đài Loan

28.671

86.814

84,6

132,9

122,4

Úc

22.613

80.657

95,3

148,0

124,5

Campuchia

25.773

58.387

148,6

319,7

247,2

Pháp

22.388

57.371

116,6

120,7

115,2

Thái Lan

18.624

53.578

111,1

137,1

137,0

Malaisia

15.859

44.888

110,8

120,2

114,3

Các thị trường khác

125.522

370.310

102,6

149,7

134,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2010
Cập nhật: Thứ sáu, 26/2/2010

Trong tháng 2, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 446.323 lượt, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 2 tháng năm 2010 ước đạt 877.715 lượt, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2009.

Tháng 1/2010

Ước tính

tháng 2/2010

2 tháng năm 2010

Tháng 2/2010 so

với tháng

trước (%)

Tháng 2/2010

so với tháng

2/2009 (%)

2 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%)

Tổng số

431.392

446.323

877.715

103,5

130,2

127,4

Chia theo phương tiện đến

Đường không

344.249

352.323

696.572

102,3

117,6

116,4

Đường biển

5.000

4.000

9.000

80,0

91,1

86,6

Đường bộ

82.143

90.000

172.143

109,6

231,0

215,7

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ ngơi

278.860

268.938

547.798

96,4

135,5

135,8

Đi công việc

79.672

78.583

158.255

98,6

128,2

147,0

Thăm thân nhân

52.903

75.549

128.452

142,8

129,8

99,4

Các mục đích khác

19.957

23.253

43.210

116,5

93,2

89,4

Chia theo một số thị trường

Trung Quốc

68.166

69.358

137.524

101,7

166,7

190,8

Mỹ

40.821

48.307

89.128

118,3

121,5

99,6

Hàn Quốc

43.041

44.284

87.325

102,9

112,8

124,4

Nhật Bản

34.418

36.765

71.183

106,8

105,9

105,8

Đài Loan

24.248

33.895

58.143

139,8

115,1

117,8

Úc

34.325

23.719

58.044

69,1

129,1

117,2

Pháp

15.789

19.194

34.983

121,6

119,6

112,0

Thái Lan

18.197

16.757

34.954

92,1

136,8

136,9

Campuchia

15.272

17.342

32.614

113,6

234,7

209,6

Malaisia

14.711

14.318

29.029

97,3

100,8

111,4

Các thị trường khác

122.404

122.384

244.788

99,9

136,3

127,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009
Cập nhật: Thứ năm, 31/12/2009
Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008.

Tháng 11/2009

Ước tính

tháng 12/2009

Năm 2009

Tháng 12 so

với tháng

trước

Tháng 12/2009

so với tháng

12/2008

Năm 2009 so với năm 2008

Tổng số

387.871

376.400

3.772.359

97,0

105,1

89,1

Chia theo phương tiện đến
Đường không

307.871

306.400

3.025.625

99,5

105,3

92,2

Đường biển

4.000

4.500

65.934

112,5

53,2

43,5

Đường bộ

76.000

65.500

680.800

86,2

111,8

85,0

Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi

231.605

223.510

2.226.440

96,5

100,0

85,2

Đi công việc

95.248

84.983

783.139

89,2

127,2

99,8

Thăm thân nhân

34.546

47.816

517.703

138,4

97,4

101,4

Các mục đích khác

26.472

20.091

245.077

75,9

108,0

91,4

Chia theo một số thị trường
Trung Quốc

64.736

51.121

527.610

79,0

97,6

82,0

Mỹ

33.063

35.841

403.930

108,4

99,4

97,4

Hàn Quốc

29.917

34.731

362.115

116,1

106,8

80,6

Nhật Bản

34.593

32.957

359.231

95,3

94,5

91,4

Đài Loan

24.130

25.008

271.643

103,6

116,3

89,6

Úc

20.113

25.176

218.461

125,2

106,0

93,1

Pháp

19.612

15.124

174.525

77,1

91,2

95,9

Malaisia

15.633

20.078

166.284

128,4

98,4

95,3

Thái Lan

13.632

13.883

152.633

101,8

103,9

83,7

Các thị trường khác

132.442

122.481

1.135.927

92,5

114,9

90,3

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2009

08/12/2009
Trong tháng 11, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 387.871 lượt. Tính chung 11 tháng năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.400.088 lượt, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008.

Ước tính

tháng 11/2009

11 tháng năm 2009 Tháng 11 so

với tháng

trước

Tháng 11/2009

so với tháng

11/2008

11 tháng so

với cùng kỳ

năm trước

Tổng số 387.871 3.400.088 170,2 138,6 87,7
Chia theo phương tiện đến
Đường không 307.871 2.719.225 195,0 153,4 90,9
Đường biển 4.000 61.435 133,3 25,5 42,9
Đường bộ 76.000 619.428 113,4 119,7 83,4
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi 231.605 2.002.930 173,5 119,1 83,8
Đi công việc 95.248 698.158 156,1 175,5 89,8
Thăm thân nhân 34.546 469.887 181,9 192,0 101,8
Các mục đích khác 26.472 229.113 184,5 200,3 91,9
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc 64.736 476.489 118,7 123,8 80,6
Mỹ 33.063 368.089 187,2 153,8 97,2
Hàn Quốc 29.917 327.384 198,0 122,8 78,6
Nhật Bản 34.593 326.274 144,5 138,5 91,1
Đài Loan (TQ) 24.130 246.635 173,6 159,7 87,6
Úc 20.113 193.285 160,4 168,9 91,6
Pháp 19.612 159.401 240,3 117,4 96,3
Malaisia 15.633 146.206 177,7 126,7 94,8
Thái Lan 13.632 138.750 147,6 91,0 82,1
Canada 7.809 76.899 224,9 137,2 98,0
Các thị trường khác 124.633 940.676 205,9 155,8 87,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

============================================================

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2009

04/09/2009
Trong tháng 6/2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 279.150 lượt. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 1.893.605 lượt, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2008.

Ước tính tháng 6/2009 6 tháng năm 2009 6/2009 so với tháng trước (%) 6/2009 so với 6/2008 (%) 6 tháng  so với cùng kỳ 2008

(%)

Tổng số 279.150 1.893.605 95,3 79,1 80,9
Theo phương tiện
Đường không 213.150 1.558.907 94,7 84,9 88,4
Đường biển 8.000 41.338 97,8 58,4 41,5
Đường bộ 58.000 293.360 97,3 65,8 61,6
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi 155.742 1.142.092 87,2 77,8 77,9
Đi công việc 61.896 347.279 99,1 88,9 78,1
Thăm thân nhân 44.935 280.699 132,4 105,5 101,7
Các mục đích khác 16.577 123.535 93,2 40,9 80,0
Một số thị trường
Trung Quốc 39.494 228.602 98,9 57,9 61,0
Mỹ 39.318 225.094 127,7 83,5 95,8
Hàn Quốc 31.949 203.670 84,8 93,9 80,1
Nhật 21.093 177.958 74,7 80,3 90,3
Đài Loan (TQ) 20.900 138.417 90,5 78,8 82,7
Úc 14.609 114.210 97,8 73,9 92,2
Pháp 10.001 92.598 66,8 108,4 99,6
Thái Lan 13.902 89.765 91,1 168,5 88,1
Malaysia 14.211 86.285 102,0 93,1 99,5
Canađa 5.359 47.779 98,5 91,6 102,6
Các thị trường khác 68.314 489.227 99,6 73,8 74,2

* Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

===========================================================

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008

05/01/2009
Click to see real sizeTrong tháng 12/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.995 lượt. Tổng cộng trong cả năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007.

Tháng 12/2008 (ước tính) 12 tháng năm 2008

(ước tính)

Tháng 12/2008 so với tháng trước (%) Năm 2008 so với năm 2007 (%)
Tổng số 375.995 4.253.740 134,3 100,6
Theo phương tiện
Đường không 290.995 3.283.237 145,0 99,5
Đường biển 14.000 157.198 89,1 69,9
Đường bộ 71.000 813.305 111,8 115,6
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi 242.591 2.631.943 124,8 101,0
Đi công việc 67.239 844.777 123,9 125,4
Thăm thân nhân 48.190 509.627 267,8 84,8
Các mục đích khác 17.975 267.393 136,0 76,7
Theo một số thị trường lớn
Trung Quốc 59.114 650.055 113,0 113,1
Hàn Quốc 32.727 449.237 134,3 94,5
Mỹ 38.404 417.198 178,7 102,2
Nhật Bản 34.788 392.999 139,2 93,9
Đài Loan (TQ) 21.858 303.527 144,6 95,1
Úc 23.814 234.760 199,9 104,5
Thái Lan 14.125 183.142 94,2 109,6
Pháp 16.565 182.048 99,2 99,1
Malaysia 19.863 174.008 161,0 113,4
Singapore 21.490 158.405 216,5 114,6
Các thị trường khác 93.247 1.108.362 123,0 95,0

(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)

===========================================================

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2007

Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006.

Tháng 12

năm 2007

(Lượt người)

Cả năm 2007

(Lượt người)

So với tháng trước (%) Năm 2007 so với năm 2006 (%)
Tổng số 354.000 4.171.564 104,0 116,0
Theo phương tiện
Đường không 279.047 3.261.941 105,0 120,7
Đường biển 17.227 224.389 93,3 100,1
Đường bộ 57.726 685.234 103,2 104,3
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi 221.991 2.569.150 106,1 124,1
Đi công việc 51.407 643.611 97,4 111,7
Thăm thân nhân 50.857 603.847 103,2 107,6
Các mục đích khác 29.744 354.956 102,6 93,9
Theo thị trường
Trung Quốc 43.290 558.719 94,3 108,2
Hồng Kông (TQ) 445 5.864 92,1 139,6
Đài Loan (TQ) 24.364 314.026 94,4 114,3
Nhật Bản 36.367 411.557 108,8 107,2
Hàn Quốc 43.462 475.535 112,9 112,7
Campuchia 11.906 150.655 96,3 97,2
Indonesia 1.898 22.941 101,2 107,63
Lào 2.195 31.374 84,4 92,33
Malaysia 11.953 145.535 100,4 137,8
Philippin 2.488 31.820 95,2 116,3
Singapo 10.160 127.040 97,6 121,0
Thái Lan 13.120 160.747 99,7 129,8
Mỹ 37.462 412.301 112,2 106,9
Canada 8.672 89.084 121,0 120,8
Pháp 14.289 182.501 95,3 137,9
Anh 8.883 105.918 102,7 125,7
Đức 8.704 95.740 112,2 124,7
Thụy Sỹ 1.869 20.683 111,5 123,9
Italy 1.953 21.933 109,7 139,2
Hà Lan 3.094 36.622 103,6 137,9
Thụy Điển 2.559 22.409 144,7 119,1
Đan Mạch 1.841 21.130 107,1 117,0
Phần Lan 904 6.262 189,4 117,2
Bỉ 1.478 18.706 96,3 126,6
Na Uy 1.019 11.573 108,3 91,2
Nga 5.291 44.554 151,3 154,8
Tây Ban Nha 1.680 27.224 73,8 123,0
Úc 24.046 227.300 132,8 131,7
Niudilân 1.794 20.173 109,6 142,4
Các thị trường khác 26.814 371.638 86,5 127,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

============================================================================

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2006

Trong tháng 12/2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 324.625 lượt. Tổng cộng trong 12 tháng lượng khách quốc tế ước đạt  3.583.486 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm 2010
Cập nhật: Thứ tư, 27/1/2010Trong tháng 1/2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 416.249 lượt, tăng 10,6% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2009.Tháng 12/2009Ước tínhtháng 1/2010Tháng 1/2010 sovới thángtrước (%)Tháng 1/2010so với tháng1/2009 (%)Tổng số376.400416.249110,6120,4Theo phương tiện đếnĐường không306.400344.249112,4115,1Đường biển4.5005.000111,183,3Đường bộ65.50067.000102,3164,0Theo mục đíchDu lịch, nghỉ ngơi223.510261.120116,8127,4Đi công việc84.98376.91390,5165,8Thăm thân nhân47.81653.101111,174,7Các mục đích khác20.09125.115125,0107,3Theo một số thị trườngTrung Quốc51.12159.426116,2194,9Hàn Quốc34.73142.068121,1136,1Mỹ35.84139.146109,278,8Nhật Bản32.95733.930103,0104,2Úc25.17631.788126,3102,1Đài Loan25.00823.62894,5118,6Pháp15.12414.91698,698,2Malaisia20.07813.84869,0116,7Thái Lan13.88311.52083,086,8Canada8.07710.043124,380,3Các thị trường khác114.404135.936118,8138,3Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ước tháng 12 năm 2006 Ước 12 tháng 2006 So với tháng trước (%) Năm 2006 so năm 2005 (%)
Tổng số 324.625 3.583.486 106,2 103,0
Theo phương tiện
Đường không 267.679 270.2430 103,0 115,7
Đường biển 15.766 224.081 109,3 111,8
Đường bộ 41.180 656.975 131,9 69,8
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi 197.736 2.068.875 103,7 101,5
Đi công việc 54.820 575.812 106,1 116,2
Thăm thân nhân 45.453 560.903 158,6 110,4
Các mục đích khác 26.616 377.896 77,0 86,9
Theo thị trường
Trung Quốc 31.301 516.286 108,9 72,0
Hồng Kông (TQ) 420 4.199 122,1 112,0
Đài Loan (TQ) 24.215 274.663 117,7 100,1
Nhật Bản 36.074 383.896 100,1 113,4
Hàn Quốc 43.428 421.741 110,1 129,4
Campuchia 8.429 154.956 70,1 78,0
Indonesia 1.921 21.315 87,4 92,3
Lào 1.765 33.980 116,2 79,5
Malaisia 15.350 105.558 120,5 131,0
Philippin 1.884 27.355 70,7 86,4
Singapo 13.673 104.947 140,2 127,6
Thái Lan 15.378 123.804 135,8 142,6
Mỹ 34.337 385.654 118,5 116,8
Canada 6.932 73.744 107,9 115,6
Pháp 11.362 132.304 79,0 99,2
Anh 7.626 84.264 86,6 101,6
Đức 7.179 76.745 73,8 110,6
Thụy Sỹ 1.555 16.686 81,2 108,6
Italy 1.338 15.746 71,2 96,6
Hà Lan 2.375 26.546 80,5 115,7
Thụy Điển 2.234 18.816 100,2 105,0
Đan Mạch 1.313 18.050 79,0 120,0
Phần Lan 512 5.342 123,1 108,6
Bỉ 1.384 14.770 68,8 105,3
Na Uy 874 12.684 97,4 122,0
Nga 2.558 28.776 78,2 115,6
Tây Ban Nha 1.682 22.131 83,2 112,7
Úc 20.170 172.519 143,8 115,9
Niudilân 1.171 14.162 87,9 103,0
Các thị trường khác 26.185 291.847 105,3 107,7

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hotel Operations Management

\

Contens

Chapter 1The Hotel Industry: Overview and Professional Career Opportunities

Chapter 2 The Hotel General Manager

Chapter 3 Management, Supervision and Service Skills for the G.M.

Chapter 4 – Human Resources

Chapter 5 Accounting

Chapter 6 Revenue Management

Chapter 7 Sales and Marketing

Chapter 8 – The Front Office

Chapter 9 Housekeeping

Chapter 10 Food and Beverage

Chapter 11 Facility Engineering and Maintenance

Chapter 12 Safety and Property Security

Chapter 13 Franchise Agreements and Management Contracts

Chapter 14 Purchasing a Hotel

Chapter 15 – Managing in the Global Hotel Industry

Hotel Management and Operations Summary

Hotel Management and Operations, Fourth Edition helps readers develop the wide-ranging knowledge and analytical skills they need to succeed in today’s burgeoning and dynamic hotel industry. This comprehensive volume encourages critical thinking by providing different points of view through contributions from sixty leading industry professionals and academics. Within a coherent theoretical structure, this updated Fourth Edition enables readers to formulate their own ideas and solutions. Each of the book’s nine sections examines a specific hotel department or activity and presents a variety of viewpoints on the duties, responsibilities, problems, and opportunities encountered there. Multidimensional case studies challenge readers to identify the central issues involved in complex management problems, understand the structure and resources of the department in question, and find solutions that may involve other hotel resources and departments.

Providing a solid introduction to every aspect of hotel management, this Fourth Edition:

  • Presents new readings on security and human resources
  • Covers all hotel departments, from front office to finance, marketing to housekeeping
  • Links advanced theory with real-world problems and solutions
  • Features “”As I See It”” and “”Day in the Life”” commentary from young managers

Complete with extensive references and suggestions for further reading, Hotel Management and Operations, Fourth Edition is an ideal book for university hospitality programs and management training programs within the hotel industry. ”

Mời các bạn download sách tại đây

Zum Seitenanfang

Tiềm năng du lịch VN

1.1 . Tiềm năng du lịch Việt Nam
1.1.1. Khái quát chung
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình…) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc…), là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.
Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách. Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hoà Bình…), vùng biển Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (Quảng Ninh – Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long…
Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh, bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm (trực tiếp và gián tiếp) cho đất nước.
1.1.2. Các loại tài nguyên du lịch chủ yếu
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a. Địa hình
Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể, các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vôi), địa hình bờ biển và địa hình đảo.
– Địa hình Karst thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ tỉnh Kiên Giang với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng.
– Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm, độ dốc trung bình 2 – 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Văn Phong, Nha Trang, Vũng Tàu…
– Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo…
b. Khí hậu
Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người. Khí hậu của nước ta còn có sự phân hoá theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức du lịch. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150 C. Từ Nha Trang trở vào khoảng 50 C và ở Nam Bộ từ 2 – 30 C. Lượng mưa khá lớn từ 1.500 đến 2.000 mm/năm.
Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ yếu ở các miền duyên hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió bụi mùa khô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
c. Nguồn nước:
Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng.
Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch sông nước… Còn nước dưới đất, nhìn chung ít có giá trị du lịch.
– Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc nhưng không nhiều tác dụng đối với du lịch. Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long (có ý nghĩa đối với loại hình du lịch sông nước) và một vài sông khác (sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…).
– Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau (tự nhiên hoặc nhân tạo) có giá trị về du lịch. Có thể kể ra một số hồ như hồ Tây(Hà Nội), hồ Đồng Mô (Hà Tây), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Đại Lải (Vĩnh Phú), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)…
– Trong số các loại tài nguyên nước, tài nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dưới đất), chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các yếu tố hoá học, nguyên tố phóng xạ, khí…), hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ…) có tác dụng cho sức khoẻ con người.
sho

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
3.1. Quan niệm
Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó.
Nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất.
Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.
3.2. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
Khi nghiên cứu phân vùng du lịch, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị. Không thể phân vùng nếu thiếu hệ thống phân vị.
Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây tranh cãi. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao.
3.2.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Tuy nhiên điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn, ví dụ điểm du lịch VQG Cúc Phương với điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám…
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá – lịch sử hoặc kinh tế – xã hội ) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan…).
Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).
3.2.2. Trung tâm du lịch
Đây là một cấp hết sức quan trọng. Trong đó có sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ, trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế – kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch rất lớn.
Nguồn tài nguyên du lịch tương đói tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch.
Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thới gian dài.
Có khả năng tạo vùng rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng.
Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể diện tích tương ứng với một tỉnh.
3.2.3. Tiểu vùng du lịch
Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và các trung tâm du lịch (nếu có). Vì quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng khá lớn.
Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại.
Trong thực tế ở nước ta có hai loại tiểu vùng du lịch.
– Tiểu vùng đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng thực tế).
– Tiểu vùng đang hình thành (tiểu vùng tiềm năng).
Giữa 2 loại tiểu vùng du lịch trên có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại thứ hai có thể có tài nguyên, song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện trở thành hiện thực.
3.2.4. Á vùng du lịch
Á vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với các mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số hđ và lãnh thổ rộng lớn. Xét về mối quan hệ dân cư – quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng bao gồm cả những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên quan bên trong lãnh thổ đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hoá đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành á vùng. Trong trường hợp đó, hệ thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp: Điểm – Trung tâm – Tiểu vùng – Vùng du lịch.
3.2.5. Vùng du lịch
Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, điểm du lịch có những đặc trưng riêng biệt về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội… bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế – xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch.
Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hoá. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với các vùng kia.
Ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chuyên môn hoá gì và xu hướng phát triển như thế nào thì cần phải nghiên cứu.
Các mối liên hệ nội và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của vùng.
Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Nếu hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch).
Có 2 loại vùng du lịch:
– Vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng).
– Vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
Ở nước ta có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch đang hình thành. Song trên thực tế bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động du lịch đang diễn ra trên thực tế ở nước ta.
3.3. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
* Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố tạo vùng. Hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng. Các yếu tố tạo vùng chủ yếu là nguồn tài nguyên (tự nhiên, văn hoá – lịch sử, kinh tế – xã hội), dòng khách du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật…
Về lý thuyết, vùng du lịch là một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ ứng với hệ thống lãnh thổ du lịch. Hệ thống này được hình thành bởi các phân hệ khách, phân hệ tài nguyên, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ đội ngũ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ quan điều khiển. Như vậy, rõ ràng các chỉ tiêu phân vùng phải đề cập đến nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua chuyên môn hoá của nó. Chuyên môn hoá du lịch của vùng bắt nguồn ít nhất từ hai yếu tố: nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…) của vùng.
* Mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung quanh vào lãnh thổ của vùng. Trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cần phải chú ý đến vấn đề này.
Từ những quan điểm trên có thể đưa ra 3 chỉ tiêu chính trong phân vùng du lịch.
3.3.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng của tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó tài nguyên du lịch được tách thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng phục vụ trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu có thể chia tài nguyên du lịch làm 2 bộ phận cấu thành: tự nhiên và nhân văn.
Như một yếu tố tạo vùng, tài nguyên du lịch tác động không chỉ tới sự hình thành và phát triển, mà còn đến cả cấu trúc chuyên môn hoá của vùng. Khối lượng nguồn tài nguyên rất cần thiết để xác định quy mô hoạt động của vùng. Thời gian khai thác quyết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách. Sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
Trên cơ sở tác động tổng hợp của tài nguyên du lịch (khí hậu, địa hình, thực động vật, nguồn nước) đã dẫn đến các kiểu tổ hợp du lịch: ven biển, núi, đồng bằng – đồi. Tài nguyên nhân tạo có nhiều nét khác với tài nguyên tự nhiên:
Trước hết, tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức hơn tác dụng giải trí. Việc tham quan các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong một chuyến đi có thể hiểu được nhiều đối tượng. Từ đó loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình “tuyến” là thích hợp với khách du lịch.
Thứ 2, về phương diện khách, những người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ học vấn, thẩm mỹ cao với sở thích đa dạng.
Thứ 3, tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Ngoài ra, đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân tạo không mang tính thời vụ, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tác động tài nguyên du lịch nhân tạo đến khách du lịch theo từng giai đoạn: thông tin, tiếp xúc, nhận thức, đánh giá, nhận xét…
Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số lượng tài nguyên vốn có. Tất nhiên, việc xác định chỉ mang tính chất tương đối. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn, có tài nguyên ở nơi xa xôi (nhất là tài nguyên tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đó còn quá kém. Vì vậy, tài nguyên được sử dụng rất hạn chế. Khi “kiểm kê” rõ ràng phải tính đến, nhưng thực tế giá trị sử dụng thấp. Hơn nữa, nếu chỉ tính số lượng đơn thuần nhiều khi không phản ánh hết được thực tế khách quan, số lượng tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có sự khác nhau rất lớn.
Chất lượng tài nguyên du lịch có tác dụng tạo vùng rất lớn. Trong nhiều trường hợp số lượng và chất lượng tài nguyên không phù hợp với nhau. Ở một lãnh thổ có thể có rất nhiều tài nguyên, nhưng giá trị lại rất kém. Ngược lại, ở một lãnh thổ khác tuy ít tài nguyên, nhưng giá trị sử dụng lại cao. Các loại tài nguyên chỉ phát huy tác dụng hấp dẫn khách du lịch khi có chất lượng cao (với điều kiện các yếu tố khác như nhau).
Ngay đối với từng loại tài nguyên, không phải bất kỳ đặc điểm nào của nó cũng có ý nghĩa đối với du lịch. Thông thường chỉ có một số đặc điểm nhất định tham gia vào quá trình tạo vùng. Thí dụ, với tư cách là tài nguyên không phải tất cả các dạng địa hình đều có giá trị du lịch. Tính đa dạng của địa hình có sức thu hút khách rất cao, trong khi đó tính đơn điệu ít hấp dẫn du khách lịch.
Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo vùng. Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ở số lượng và chất lượng mà còn ở sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú, sức hút của khách du lịch càng mạnh, tác dụng vùng của nó càng cao.
3.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố để tạo vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa 2 chỉ tiêu này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng bao giờ có cơ sở vật chất cho du lịch. Vì vậy, GS Hunziken (người Đức) mới phân biệt 3 nhóm yếu tố:
+ Nhóm tạo nên sức hấp dẫn du lịch (các loại tài nguyên du lịch)
+ Nhóm đảm bảo việc đi lại tham quan du lịch của khách (chủ yếu là giao thông).
+ Nhóm đảm bảo việc lưu lại của khách (cơ sở vật chất kỹ thuật)
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển vùng du lịch. Trong cơ sở hạ tầng nổi lên hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông.
Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết: khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, vui chơi giải trí… Khâu trung tâm của nó chủ yếu là phương tiện phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch dựa trên 3 chỉ tiêu chuẩn chủ yếu sau đây:
– Đảm bảo những điều tốt nhất cho việc nghỉ ngơi du lịch
– Đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình xây dựng và khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật.
– Thuận tiện cho việc thu hút khách từ các nơi tới.
Cần phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
3.3.3. Trung tâm tạo vùng (TTTV).
Mỗi vùng du lịch phải có ít nhất một TTTV. Một lãnh thổ có thể có nhiều tài nguyên du lịch, song thiếu sức hút của một TTTV thì lãnh thổ ấy không có khả năng lôi kéo quanh mình các lãnh thổ lân cận để tạo thành một vùng du lịch. Vì thế, có thể coi TTTV là một trong những chỉ tiêu để phân vùng du lịch.
Các chỉ tiêu: Tài nguyên – cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật – TTTV có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Song cần thấy rằng, một lãnh thổ có tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nhưng chưa chắc đã tạo thành TTTV. Ngược lại một TTTV chắc chắn có tài nguyên được sử dụng triệt để và một mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tốt.
TTTV phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở mức độ rất cao và có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để thoả mãn nhu cầu của đông đảo khách du lịch. Các tiền đề ấy trở thành điều kiện thuận lợi cho việc hình thành trung tâm. Hơn thế nữa, TTTV phải có sức hút mạnh mẽ các lãnh thổ xung quanh. Sức hút đến đâu còn tuỳ thuộc vào quy mô và sức mạnh của trung tâm. TTTV càng lớn, sức hút càng mạnh. Về nguyên tắc có thể phân biệt 2 loại TTTV:
– TTTV qui mô toàn quốc (tạo nên các vùng du lịch).
– TTTV qui mô địa phương (tạo nên các á vùng, tiểu vùng).
Những trung tâm lớn nhất thường có sức mạnh và tạo nên vùng du lịch. Thí dụ, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 TTTV lớn nhất nước ta có vai trò to lớn trong việc hình thành 2 vùng du lịch (Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các trung tâm nhỏ tạo nên các vùng ở cấp thấp hơn.
Ý nghĩa đặc biệt (đôi khi có tính quyết định) của TTTV được thể hiện rõ nét trong quá trình xác định ranh giới các vùng. Một số quan điểm cho rằng, ranh giới của vùng được xác định ở nơi mà sức hút của TTTV vừa mới chấm dứt. Lãnh thổ càng gần TTTV càng bị hút mạnh. Ngược lại, càng xa trung tâm sức hút càng yếu đi. Tới một khoảng cách nào đó, sức hút của các trung tâm yếu dần và chấm dứt. Đó là ranh giới của vùng du lịch. Vượt qua ranh giới này là lãnh thổ của vùng du lịch khác với TTTV khác. Trong một vài trường hợp, khi các chỉ tiêu khác như nhau, việc sắp xếp một lãnh thổ nào đó vào vùng du lịch này hay vào vùng du lịch kia là do sức hút của TTTV quyết định.
3.4. Sự phân hoá lãnh thổ du lịch
Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu nói trên, nước ta được chia thành 3 vùng du lịch: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng lại bao gồm các lãnh thổ thuộc cấp phân vị thấp hơn.
I. Vùng du lịch Bắc Bộ.
1. Tiểu vùng du lịch trung tâm
+ Trung tâm du lịch Hà Nội
+ Các điểm du lịch
2. Tiểu vùng du lịch Duyên hải Đông Bắc
Các điểm du lịch
3. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc
Các điểm du lịch
4.Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
Các điểm du lịch
5. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ
Các điểm du lịch
II. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
1. Tiểu vùng du lịch phía Bắc
Các điểm du lịch
2. Tiểu vùng du lịch phía Nam
Các điểm du lịch
III. Vùng du lịch Nam Trung Bộ – Nam Bộ
A. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ
1. Tiểu vùng du lịch Duyên hải
Các điểm du lịch
2. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên
Các điểm du lịch
B. Á vùng du lịch Nam Bộ
1. Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ
+ Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh
+ Các điểm du lịch
2. Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ
Các điểm du lịch