Team building ở Bình Phước

(TNTS) Thoạt đầu, khi nghe đi Bình Phước du lịch tôi đã muốn từ chối, vì vùng đất này không nằm trong sơ đồ những thắng cảnh đẹp nhất hay vui chơi giải trí hiện đại. Nhưng khi biết đến Bình Phước để tham gia team building thì tôi đã khăn gói lên đường…

Những người tham gia chuyến đi phải nhanh chóng kết bạn với nhau và nhớ thông tin về những người bạn mới, bởi đó có thể là người đồng hành cùng mình trong suốt cuộc hành trình. Chuyến đi do Công ty Dấu Ấn Việt – Vietmark tổ chức có hơn 70 người, được chia ra 7 đội tham gia nên quá trình nhận ra đồng đội càng khó khăn vì hầu hết mọi người đều chưa biết mặt nhau.

Mỗi đội sẽ được chừng 5 hay 10 phút để tìm ra tên cùng câu slogan và trang trí cho lá cờ của đội mình. Với thông điệp “Dám ước mơ – Dám thực hiện”, các đội buộc phải vượt qua 3 giai đoạn thử thách: Đi tìm ước mơ; Bảo vệ giấc mơ; Chắp cánh ước mơ. Một chiếc hộp gỗ đã được khóa kín cùng một bản đồ để bắt đầu cuộc hành trình được giao cho mỗi đội. Đi qua từng trạm dừng chân và tham gia trò chơi, đội nào thắng sẽ được trao cho một quả trứng để ghi ước mơ của mình. Trứng sẽ được giữ trong hộp và quan trọng nhất là trong quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn thận để không làm vỡ trứng.

Nắng, mệt là những điều mà bất kỳ ai tham gia team building đều gặp phải. Hầu hết những người chơi đều thốt lên: “Đúng là hành xác”, “Từ nay xin chừa” hay “Thề sẽ không tham gia nữa”… có đến 16 trạm đặt trong khắp khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ rộng hơn 60 hecta! Các trò chơi như: qua cầu khỉ cheo leo, cân bưởi hay tháo mìn (lấy trứng), vượt qua sông bằng thiên nga, đạp xe qua đồi dốc… là thử thách không dễ dàng với những ai mới bắt đầu biết đến team building.

Dù mệt nhưng hầu hết mọi người đều vui vẻ vượt qua cuộc hành trình của mình. Trong buổi tối gala dinner, một chương trình thời trang độc đáo được tổ chức. Với những công cụ như: gáo dừa và dây thừng, các đội sẽ tạo ra 2 bộ trang phục để có thể biểu diễn trên sân khấu. Đến khi kết thúc chương trình thì những người xa lạ đã trở thành… bạn bè rất thân thiết, cùng nhảy múa, hát hò. Lúc này, câu nói được nhiều người phát biểu lại là: “Nếu có dịp, tôi sẽ tham gia team building nữa”.

 

Một số lời khuyên khi tham gia team building

– Người chơi phải luôn giữ cho tâm trạng của mình ở trạng thái vui vẻ và hoàn toàn cởi mở. Vì đây là trò chơi đồng đội nên điều này sẽ giúp mọi người có thể hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn.

– Trước ngày khởi hành phải xác định được hành trình của mình: đi đến đâu và đi trong thời gian bao lâu? Do phải vận động trong suốt lịch trình nên người chơi mang theo trang phục càng năng động càng tốt.

– Do đây là một chương trình mang đậm chất xây dựng và khám phá, nên bạn có thể trang bị sổ tay, máy ảnh hay máy ghi âm để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Đồng thời, phải lưu số điện thoại của hướng dẫn viên và trưởng đoàn để liên hệ khi cần.

– Lúc tham gia team building, không nên uống những thức uống có gas và ăn ở hàng quán lề đường vì có thể gây hại cho đường tiêu hóa, không nên uống rượu, bia.

Bài & ảnh: Diễm Thư

MỜI CÁC BẠN SINH VIÊN DU LỊCH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TOURGUIDECONTEST 2011

Bạn đam mê du lịch, thích học hỏi và khám phá?

Bạn năng động và muốn giao lưu kết bạn với nhiều người?

Bạn muốn thử thách và thể hiện bản lĩnh của bản thân?

Hãy đến với

TOURGUIDECONTEST 2011

Cuộc thi do Khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa học trường Đại học Hoa Sen tổ chức nhằm tạo ra sân chơi bổ ích vừa mang tính học thuật nhằm rèn luyện và trau dồi kỹ năng cần thiết cho các bạn sinh viên.

Phổ biến ở các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp chuyên nghiệp trên phạm vi toàn Thành Phố.

Hình thức đăng ký và thể lệ đơn giản, không giới hạn bạn có phải là sinh viên ngành Du lịch hay không, chỉ cần bạn có đam mê và muốn thử thách bản thân và trao cho mình cơ hội nhận được nhiều giải thưởng có giá trị của Ban Tổ Chức.

TỔNG GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG

20.000.000VNĐ


Cơ cấu các vòng thi đơn giản nhưng cực kỳ thú vị:

–         Vòng 1: các bạn gửi 1 bài cảm nhận về 1 chuyến đi Du lịch đến email: hsutourguidecontest2011@gmail.com

–         Vòng 2: Sẽ có cơ hội thể hiện bản thân trước ống kính máy quay, các bạn sẽ được đi ngoại cảnh và thuyết minh về 1 điểm du lịch.

–         Vòng 3: thể hiện khả năng bản thân đồng thời là cơ hội gặp gỡ với các nhân vật đến từ các công ty danh tiếng trong ngành Du lịch qua phần thi ứng xử. Cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ hội nghề nghiệp của bạn sau này.

Liên hệ:

TP HCM đón lượt khách quốc tế thứ 3 triệu

Các vị khách thứ 3 triệu được chào đón nồng nhiệt

Ngay sau khi xuống sân bay những hành khách đặc biệt này được chào đón nồng nhiệt.
Ngay sau khi xuống sân bay những hành khách đặc biệt này được đón tiếp nồng nhiệt.
Bà Ni Na .. người may mắn trở thành vị khách thứ 3 triệu.
Bà Ni Na Fedorova – người may mắn trở thành vị khách thứ 3 triệu.
Các bé gái còn đôi chút bỡ ngỡ trước sự chào đón của mọi người.
Các bé gái còn đôi chút bỡ ngỡ trước sự chào đón của mọi người.
Tiết mục múa với trang phục truyền thống tạo ấn tượng cho du khách.
Tiết mục múa với trang phục truyền thống chào đón du khách.
Say sưa ngắm nhìn các cô gái múa nón.
Say sưa ngắm nhìn các cô gái múa nón.


8h30 sáng 21/12, hơn 200 người trên chuyến bay từ Moscow đến TP HCM được đón tiếp trang trọng tại sân bay Tân Sơn Nhất. 3 hành khách may mắn nhận được phần quà là vé máy bay khứ hồi của chuyến đi này.

Tại cổng chào, các vị khách được nhận bó hoa tươi và thưởng thức các giai điệu nhạc dân tộc Việt Nam cùng các bài múa mềm mại của các cô gái trong tà áo dài.

Những hành khách trên chuyến bay đặc biệt được đón chào trang trong tại sân bay.
Những hành khách trên chuyến bay đặc biệt được đón chào trang trọng tại sân bay. Ảnh: Hải Duyên.

“Tôi từng du lịch nhiều nơi trên thế giới, buổi đón tiếp hôm nay quả là ấn tượng. Việt Nam có phong cảnh đẹp, bờ biển dài và ấm áp nên tôi quyết định chọn nơi đây cho kỳ nghỉ của mình. Tôi chắc chắn sẽ còn quay lại nhiều lần nữa”, bà Ni Na Fedorova – vị khách quốc tế thứ 3 triệu đầu tiên của TP HCM bày tỏ.

Một hành khách người Nga cũng bày tỏ cảm giác ngạc nhiên khi được đón tiếp long trọng. Vợ chồng bà đến Việt Nam để du lịch 2 tuần nghỉ dưỡng tại một resort ở Nha Trang và sau đó quay lại Sài Gòn.

Đây là lần đầu tiên, ngành du lịch thành phố tổ chức lễ đón đoàn du khách quốc tế nhân dịp lượng du khách đạt mức 3 triệu. Phó giám đốc Sở Du lịch TP HCM Lã Quốc Khánh cho biết, việc đón vị khách thứ 3 triệu của thành phố đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành du lịch thành phố, tăng 20% so với năm 2009.

Theo đánh giá của ông Khánh, trong những năm qua, thị trường khách vào Việt Nam từ Nga có tốc độ tăng trưởng mạnh, lưu trú dài. Mức chi tiêu của khách quốc tế này cũng rất cao với tỷ lệ tăng bình quân từ 50 đến 80% mỗi năm. Việc đón tiếp long trọng này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh thành phố, tạo nhiều thiện cảm cho du khách quốc tế và kiều bào từ thị trường Bắc Âu và Tây Âu về thăm nước.

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cũng phối hợp với Sở Công Thương tổ chức tháng khuyến mại đặc biệt (từ 15/12 đến 15/1/2011) với việc giảm giá tất cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ khách du lịch như: mua sắm, khách sạn, vận chuyển…

Hải Duyên

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2010 và lễ đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2011

Năm 2010, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu cả nước với những nỗ lực của minh trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Nhờ vậy, năm nay dự kiến TP. Hồ Chí Minh sẽ đón 3.100.000 lượt khách quốc tế, tăng 20% và doanh thu từ du lịch ước đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009.

Được sự đồng ý về chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thành phố, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, các hãng hàng không quốc tế khác và các đơn vị chức năng tổ chức Lễ đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu vào ngày 21/12/2010 và Lễ đón đoàn du khách quốc tế đầu tiên năm 2011 đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 01/01/2011 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; góp phần tuyên truyền và quảng bá hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố năng động, thân thiện, hiếu khách – một điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn.

Bên cạnh đó, để đánh dấu sự kiện lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh đón lượt khách quốc tế thứ ba triệu và hưởng ứng chiến dịch bán hàng giảm giá “Impressive Viet Nam Grand Sale 2010” trong chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam điểm đến của bạn” của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thành phố chủ trương tổ chức đợt khuyến mại vào trung tuần tháng 12/2010, với mục tiêu: quảng bá hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm mua sắm hấp dẫn đến với bạn bè quốc tế, đồng thời tạo một không khí mua sắm tưng bừng vào mùa lễ hội cuối năm cho du khách và nhân dân Thành phố. Qua đó,tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu rộng rãi sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trên lĩnh vực dịch vụ thương mại và du lịch, góp phần bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Cát Bà gắn với nâng cao đời sống người dân

Hình ảnh từng đoàn khách du lịch, nhất là khách nước ngoài đến với các điểm du lịch cộng đồng sinh thái ở Cát Bà như Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào… trong mùa đông này cho thấy sự chuyển động mới của Cát Bà. Đó là dần thay đổi cách làm du lịch theo mùa. Tuy nhiên, cách thức làm du lịch cộng đồng phải giữ được tiêu chí môi trường sinh thái, gắn với phát triển đời sống của người dân bản địa.

 

Người dân được hưởng lợi

 

Du khách đến Cát Bà vào những ngày này thỏa chí khám phá thiên nhiên, văn hóa và tận hưởng không khí trong lành của nhiều địa danh như vịnh Lan Hạ, điểm du lịch cộng đồng xã Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận…

 

Xã Việt Hải là điểm du lịch cộng đồng được du khách ưa chuộng, tìm đến ngày càng đông. Người dân trong xã tự cung cấp các dịch vụ du lịch, làm hướng dẫn viên giới thiệu các địa danh, tài nguyên thiên nhiên cũng như giá trị văn hóa cộng đồng. Có hàng chục hộ dân trong xã làm dịch vụ cho thuê xe đạp, dịch vụ lưu trú, xe ôm… Thuộc từng ngóc ngách của rừng, núi, hang động nên người dân nơi đây trở thành những “hướng dẫn viên” vừa dẫn đường, vừa giới thiệu cho du khách những “bí ẩn” về các loài động, thực vật, cỏ cây, hoa lá… Do vậy, việc tạo ra thu nhập cho mỗi hộ từ 200 đến 300 nghìn đồng/ngày không khó, nhất là khi đến thăm Việt Hải, khách du lịch có xu hướng nghỉ lại qua đêm vì địa hình xa xôi, cách trở và thiên nhiên hoang sơ luôn tạo hứng thú, giữ chân du khách. Khi đó, người dân có điều kiện mở rộng dịch vụ các món ăn trên đảo được chế biến từ rau xanh hải sản, thịt lợn, ếch…

 

Với đặc thù địa hình vườn đồi xen kẽ trong các khu dân cư, người dân các xã Trân Châu, Gia Luận, Xuân Đám… phát triển mô hình vườn cây ăn quả. Đây là mô hình thiết thực, tăng thu nhập từ sản phẩm hoa quả và dịch vụ du lịch đi kèm. Tuyến đường du lịch sinh thái dẫn vào khu leo núi mạo hiểm ở thôn Liên Minh (xã Trân Châu) chính là sự kết hợp phát triển kinh tế vườn với dịch vụ du lịch. Thực tế, đây là một trong những khu vực có nhiều vườn đồi cây ăn quả thu hút đông khách đến dã ngoại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Một số gia đình kết hợp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, khám phá vườn đồi với chế biến nhiều món ăn đặc trưng như gà Liên Minh, dưa chuột, rau xanh … phục vụ khách du lịch.

 

Ông Hoàng Xuân Dũng, thôn 2 xã Gia Luận cho biết: cũng như gia đình tôi, người dân nơi đây có hướng duy trì và khôi phục trồng các loại cây ăn quả truyền thống, đặc sản của địa phương như cây cam giấy. Một số địa phương vận động người dân trồng cây với kiến trúc vườn rừng kết hợp phát triển làng du lịch sinh thái cộng đồng… Đây là cách đón đầu cơ hội phát triển, thu hút khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài đến khám phá thiên nhiên tại đảo Cát Bà. Ông Dũng cho biết, trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu nhập từ 20 đến 40 triệu đồng từ hoa quả và dịch vụ du lịch.

 

Góp phần khắc phục tình trạng du lịch mùa vụ

 

Việc xây dựng nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng ở nhiều thôn, xã trên đảo rõ ràng giữ chân khách ở Cát Bà lâu hơn. Đồng thời việc tổ chức các điểm du lịch ở các thôn giúp người dân có nguồn thu nhập khá ổn định từ dịch vụ kinh doanh ăn uống, bán quà lưu niệm, tạo thêm việc làm. Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Trung Nghĩa đánh giá: “Huyện chú trọng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân. Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như việc làm, giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao”.

 

Theo Trưởng Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải Vũ Tiến Bảy, phát triển du lịch cộng đồng là dựa vào dân, dân tự làm. Do vậy, việc người dân ý thức được nguồn lợi du lịch đem lại từ việc giữ nếp sống hằng ngày, giữ bản sắc văn hoá và giữ chữ tín với du khách là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của du lịch cộng đồng. Chị Bùi Thị Xuân, ở thôn 3 xã Xuân Đám tâm sự: “Khách du lịch đến thôn mình mỗi năm một nhiều hơn. Khách đến thì mình mời tham quan vườn cây. Chuyện mua bán hoặc nghỉ lại thì tuỳ theo nhu cầu của khách, họ mua gì hay không cũng đều vui vẻ”.

 

Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Anh Tuân cho rằng, để làm du lịch cộng đồng có hiệu quả, cần hỗ trợ cộng đồng về vốn, kỹ năng nghề nghiệp du lịch và có hành lang pháp lý rõ ràng đối với hoạt động du lịch, với khách du lịch… Đây chính là loại hình giúp phát triển kinh tế, xã hội địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần khắc phục tình trạng du lịch theo mùa vụ, để khách đến Cát Bà, Hải Phòng không chỉ vào mùa hè.

theo Báo Hải phòng

Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Ngày 11/11/2010 tại Hà Nội, Công ty Visa International (Visa) đã tổ chức họp báo công bố khảo sát xu hướng du lịch châu Á – Thái Bình Dương năm 2010. Đến dự có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Visa khu vực Việt Nam – Lào – Campuchia Trương Minh Hà và đại diện một số cơ quan thông tấn, báo chí.

 

 

Theo bà Trương Minh Hà đây là cuộc khảo sát xu hướng du lịch lần thứ 5, được tổ chức bởi Visa và Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA) nhằm khảo sát xu hướng du lịch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2010 và hai năm tới được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vào tháng 5/2010. Gần 7000 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia khảo sát như Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Tại mỗi thị trường, đối tượng tham gia khảo sát là những người sử dụng internet có độ tuổi từ 18 trở lên, đã du lịch nước ngoài trong hai năm qua và có dự định du lịch nước ngoài trong hai năm tới.

 

Qua khảo sát, Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch đến từ Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore. Khách quốc tế đã tới Việt Nam bình chọn Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường cho biết: đây là cuộc khảo sát chi tiết, cung cấp những thông tin, số liệu quan trọng về xu hướng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam để các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thể sử dụng hoạch định chính sách thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm tới.

Nguồn: http://www.vtr.org.vn

Homestay ở Sa Pa – loại hình du lịch đang thu hút khách

Sa Pa – vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ chứa đựng đầy những bí ẩn đối với những du khách đã và chưa từng một lần đặt chân tới miền đất này. Thành phố trong sương giờ đây còn hấp dẫn và thu hút du khách bởi một loại hình du lịch độc đáo: Homestay.

Homestay – sinh hoạt cùng nhà với người bản xứ với mối thân thiết giống như gia đình trong những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên trong khung cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng hay giữa đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm.

Thôn Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa, với 40 hộ dân tộc Giáy thì có tới hai phần ba làm dịch vụ homestay. Không cầu kỳ, trong những ngôi nhà truyền thống bằng gỗ, gia chủ chỉ cần mua thêm những tấm đệm, chăn màn và ga gối, sửa sang hoặc xây mới khu vệ sinh vậy là đã mời được du khách tới ăn nghỉ ngay trong nhà mình. Homestay của gia đình anh Hoàng Văn Thành là một trong những địa chỉ luôn nhộn nhịp bởi có nhiều du khách tìm tới. Trước ngôi nhà nhìn ra thung lũng Mường Hoa, gia chủ bày sẵn những chiếc ghế mây để khách ngồi uống cà phê và ngắm cảnh rừng núi. Vẫn còn nguyên những nét mộc mạc mà chân tình của người bản địa, những người dân thôn Tả Van Giáy luôn nở nụ cười trên môi sẵn lòng đón mời du khách dừng chân nghỉ ngơi trong căn nhà hay mái hiên nhà họ, kể cả du khách không có nhu cầu ăn nghỉ qua đêm.

Ða phần khách du lịch đều thông qua các công ty du lịch, hoặc khách sạn để được sống kiểu homestay ngay giữa núi rừng. Ðến bữa, họ nấu nướng và ăn cơm cùng gia đình. Thi thoảng cũng có vài nhóm khách lẻ có nhu cầu cũng được nhiệt tình đón tiếp. Gia đình chị Sằn Thị Mùi và anh Nông Văn Sằn ở Tả Van Giáy làm dịch vụ homestay cách đây ba năm. Mỗi năm sắm sửa một chút, đến nay, anh chị đã có thể đón hai chục du khách nghỉ qua đêm. Chị Mùi xởi lởi cho biết: trước đây gia đình tôi chỉ làm nương rẫy. Thấy bà con trong thôn làm thì bắt chước làm theo. Giờ chúng tôi cũng nuôi thêm gà và lợn phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Cuộc sống bà con Tả Van Giáy khá giả hơn nhờ dịch vụ này.

Vợ chồng chị Mùi đang làm gà bản để đón tiếp một toán du khách đến từ Ô-xtrây-li-a. Be-tha-ny Pho-ret, 18 tuổi, hiện đang học chuyên ngành y tại Ðại học Xít-ny cho biết đây là lần thứ hai cô đến Sa Pa và đều thích ở trong những ngôi nhà của dân bản địa bởi sự thân thiện mến khách và được sống gần gũi với môi trường thiên nhiên và điều thú vị là những món ăn của đồng bào rất ngon và hấp dẫn.

Từ khi dịch vụ homestay nở rộ, người dân Sa Pa không chỉ biết cách làm giàu từ chính mảnh đất của mình, mà du lịch còn làm họ thay đổi nhận thức, không còn tình trạng ăn xổi, ở thì, biết bữa nay mà không lo bữa mai. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để đủ mặc, phụ nữ Sa Pa giờ đã giành thời gian dệt, thuê thêm khăn quàng cổ, váy xòe, làm các đồ dùng lưu niệm; đàn ông thì chế tác cung, nỏ, khèn, mõ trâu làm quà lưu niệm bán cho khách du lịch để có tiền tích lũy trong sinh hoạt và cho con cái có điều kiện học hành. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây. Theo thống kê của huyện Sa Pa, các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Hồ, Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn… Riêng năm 2008, có gần 80.000 lượt khách đến các bản làng này, con số này ngày càng tăng cao mỗi năm. Homestay của hai vợ chồng trẻ Lương – Ngọc là một trong vài nếp nhà sàn khang trang tại thôn Tả Van Giáy. Trước đây, cả hai đều là giáo viên cấp hai của xã Tả Van, nhưng từ khi nở rộ mô hình dịch vụ mới mẻ này, hai vợ chồng đã thuê lại ngôi nhà sàn trị giá ba triệu đồng một tháng để làm dịch vụ này. Trung bình những ngày cuối tuần, homestay của gia đình Ngọc đón khoảng 20 khách. Nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của khách, tầng một vợ chồng Ngọc dành riêng làm dịch vụ mát-xa bấm huyệt hòng đem đến cho du khách những giờ phút thư giãn sảng khoái sau một ngày đi bộ khám phá cảnh quan thiên nhiên. Do vậy, homestay của đôi vợ chồng trẻ này luôn là lựa chọn đầu tiên của các tua du lịch.

Ngày càng có nhiều gia đình trẻ như Lương – Ngọc dám mạnh dạn đầu tư cho loại hình này. Ðối với gia đình người dân tộc thì ngôi nhà đang hoàn thiện của vợ chồng Nông Thị Hồng và Nông Văn Tình trị giá 400 triệu đồng là một bước đột phá đáng ghi nhận. Hồng cho biết: chồng em đi lái xe nên có sẵn vốn liếng, gia đình nội ngoại cũng cho vay thêm, còn lại đi vay ngân hàng chính sách. Nếu như loại hình này luôn giữ được vẻ mộc mạc, đơn sơ của nó, không biến tướng chỉ vài năm là thu lại vốn.

Theo số liệu thống kê của xã Tả Van cho thấy, mô hình homestay bình quân mỗi tháng đón trên 1.000 khách du lịch đến lưu trú qua đêm. Ngoài món đặc sản mà du khách được thưởng thức: Thắng cố, thịt sấy khang nai, lợn cắp nách, gà bản, cá suối, nấm hương, bánh ngô Páu pó cừ, bánh dầy Páu plậu… Ban đêm, nếu có khách có nhu cầu chủ nhà cũng tổ chức đốt lửa, thực hiện các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vụ. Giá một đêm hiện nay là 40.000 đồng mỗi du khách ở qua đêm, chủ nhà phải khai báo tạm trú cho công an xã và nộp lệ phí năm nghìn đồng cho chính quyền địa phương.

Nếu như ở Tả Van Giáy, bản Hồ có một sức hút riêng đối với du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thì ở Tả Phìn, những người Dao đỏ lại có một thứ hấp dẫn du khách đó là dịch vụ tắm lá thuốc. Các thế hệ người Dao từ đời này sang đời khác truyền nhau một bài thuốc tắm cổ truyền kì diệu từ các loại thảo mộc để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Người Dao có thói quen tắm thuốc bằng nước nóng quanh năm, bất kể là mùa đông hay mùa hè. Bài thuốc tắm thường chứa đựng nhiều loại thảo dược, ít thì hơn chục loại, còn nhiều lên tới 120 loại thảo dược, có loại được phơi hoặc sao khô, có loại phải để tươi nguyên. Thuốc được đưa vào đun liên tục trong vòng từ ba đến bốn tiếng khi nước tắm có mầu nâu đỏ tỏa mùi thơm ngào ngạt, sau đó lại pha với nước ấm tỷ lệ 2/98% thành nước tắm ở nhiệt độ từ 30 đến 37 độ C, tùy sức chịu nóng của từng người. Người khỏe tắm chừng 25 – 30 phút, người yếu chỉ nên tắm 15 – 20 phút. Khi ngâm mình đến lúc cảm thấy người lâng lâng thì ra khỏi bồn, chờ cho hết cảm giác đó thấy người sảng khoái, khỏe khoắn lạ thường, mọi mệt mỏi tan biến hết. Hiện nay, tại bản Tả Phìn đã có ba cơ sở tắm lá thuốc do người dân tự mở và một cơ sở của doanh nghiệp. Tất cả các cơ sở đều rất đắt khách trong mùa du lịch. Giá mỗi lần tắm thuốc chỉ 50.000/người nên hầu như du khách nào tới đây cũng muốn thử một lần cho biết. Do nhu cầu tắm thuốc của du khách ngày càng tăng nên nhiều hộ gia đình ở xã Tả Phìn không có điều kiện làm các dịch vụ du lịch thì vào rừng hái lá thuốc, nhờ đó cuộc sống được cải thiện. Bình quân mỗi tháng thu nhập từ 150 đến 200 nghìn đồng.

Du lịch nói chung và dịch vụ du lịch cộng đồng nói riêng đang làm cho Sa Pa trở nên giàu có, các cô gái Mông, Dao, Giáy quen dần với kỹ năng sống hiện đại, những bộ váy áo bớt đi những họa tiết cầu kỳ và tinh tế; những chàng trai dân tộc ít biết thổi khèn và bắt đầu ngại mặc quần áo dân tộc mình mỗi khi tới chợ, phiên chợ tình Sa Pa giờ không còn như nguyên bản. Tiến, một hướng dẫn viên du lịch cho biết không ít những khách du lịch quốc tế đã đặt phòng tại Sa Pa nhưng sau khi xuống bản đã quyết định ở lại cùng bà con dân tộc. Vậy nên, trở về với hoang sơ với những con người bản địa giờ đây đang là lựa chọn của du khách trong nước và quốc tế. Hy vọng loại hình này sẽ không bị biến tướng để hình ảnh đẹp của Sa Pa ngày càng sâu đậm trong lòng mỗi du khách. Ðiều này không chỉ do tự cộng đồng gìn giữ được mà cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền địa phương.

theo Báo nhân dân

Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam

Ngày 18/12/2010 tại khách sạn Rex (Q.1, TP.HCM), Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 20, trao tặng giấy xác nhận cho 30 kỷ lục mới được ghi nhận gần đây.

Trong đó 50% kỷ lục thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như: Bản di chúc của Bác Hồ được viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất (ngang 1,18m, cao 2,05m, được bảo vệ bằng khung gỗ ốp mặt kính mỗi bên, đặt tại Khu du lịch và văn hóa huyện Thoại Sơn – An Giang); người làm bức tranh đá quý Hạ Long xanh trên vải toan nguyên khổ lớn nhất – ông Nguyễn Quang Hùng; nhạc sư Vĩnh Bảo (92 tuổi) – nhạc sư cao tuổi nhất dạy âm nhạc dân tộc trực tuyến cho học trò qua internet; người thể hiện tiết tấu – âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng – GS-TS Trần Quang Hải…

Những kỷ lục Việt Nam vừa được công nhận

Những kỷ lục Việt Nam vừa được công nhận

Nghệ nhân làm tranh bằng chất liệu lá thốt nốt nhiều nhất là ông Võ Văn Tạng ở trị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nhận thấy những ưu điểm của lá thốt nốt, tư năm 1999 nghệ nhân này bắt đầu 'vẽ' tranh từ những chiếc lá. Đến năm 2003, ông Tạng mở cơ sở sản xuất tranh. Đến nay ông làm ra hơn 10.000 tranh lá thốt nốt.
Nghệ nhân làm tranh bằng chất liệu lá thốt nốt nhiều nhất là ông Võ Văn Tạng ở trị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nhận thấy những ưu điểm của lá thốt nốt, tư năm 1999 nghệ nhân này bắt đầu “vẽ” tranh từ những chiếc lá. Đến năm 2003, ông Tạng mở cơ sở sản xuất tranh. Đến nay ông làm ra hơn 10.000 tranh lá thốt nốt.
Sập gỗ khảm ốc xà cừ kỹ thuật - mỹ thuật tinh xảo nhất của ông Trần Quang Khải (thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là sập gỗ đầu tiên khảm tích cổ 'Tam đại đồng đường' có kích thước 1,6m x 2m, làm từ gỗ trắc khảm ốc xà cừ độc mầu hoa lý, vàng chanh, đỏ lửa. Tác phẩm nghệ thuật này mất 2 năm (từ 1998 đến 2000) để hoàn thành.
Sập gỗ khảm ốc xà cừ kỹ thuật – mỹ thuật tinh xảo nhất của ông Trần Quang Khải (thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là sập gỗ đầu tiên khảm tích cổ “Tam đại đồng đường” có kích thước 1,6m x 2m, làm từ gỗ trắc khảm ốc xà cừ độc mầu hoa lý, vàng chanh, đỏ lửa. Tác phẩm nghệ thuật này mất 2 năm (từ 1998 đến 2000) để hoàn thành.
Một chiếc sập khác của ông Trần Quang Khải cũng đoạt danh hiệu tương tự. Chiếc sập này lấy tích 'Bách điểu chầu hoàng' làm chủ đề chính, cũng với kích thước 1,6m x 2m, làm từ gỗ trắc khảm ốc xà cừ độc mầu hoa lý, vàng chanh, đỏ lửa.
Một chiếc sập khác của ông Trần Quang Khải cũng đoạt danh hiệu tương tự. Chiếc sập này lấy tích “Bách điểu chầu hoàng” làm chủ đề chính, cũng với kích thước 1,6m x 2m, làm từ gỗ trắc khảm ốc xà cừ độc mầu hoa lý, vàng chanh, đỏ lửa.
Chiếc giày da nam lớn nhất, nặng 70kg, cao 1,3m, làm từ 40m2 da bò cao cấp được 20 nghệ nhân làm bằng tay trong 60 ngày để tham dự cuộc thi do Hiệp hội da giày Việt Nam và một tạp chí thời trang tổ chức.
Chiếc giày da nam lớn nhất, nặng 70kg, cao 1,3m, làm từ 40m2 da bò cao cấp được 20 nghệ nhân làm bằng tay trong 60 ngày để tham dự cuộc thi do Hiệp hội da giày Việt Nam và một tạp chí thời trang tổ chức.
Chiếc diều hình tôm càng lớn nhất. Từ ngày 11/3 đến 10/6, ông Phạm Mạnh Hùng, cùng với anh em trong CLB diều Sài Gòn đã thực hiện chiếc diều hình tôm càng dài 34,7m, rộng 15m, dày 4m (khi thả), nặng 54kg. Trong cuộc thi thả diều tổ chức ngày 12/6 tại Hội An (Quảng Nam), con diều được thả ở độ cao 70m và đã đoạt giải nhất.
Chiếc diều hình tôm càng lớn nhất. Từ ngày 11/3 đến 10/6, ông Phạm Mạnh Hùng, cùng với anh em trong CLB diều Sài Gòn đã thực hiện chiếc diều hình tôm càng dài 34,7m, rộng 15m, dày 4m (khi thả), nặng 54kg. Trong cuộc thi thả diều tổ chức ngày 12/6 tại Hội An (Quảng Nam), con diều được thả ở độ cao 70m và đã đoạt giải nhất.
Người đầu tiên tạo màu sắc hoàn toàn từ rau củ cho bánh phở. Với ý tưởng tạo sự hấp dẫn cho bánh phở, chị Thanh Nguyên, chủ tiệm ăn Hai Thiền tại 16 Bùi Viện, quận 1, TP HCM tìm ra cách chế biến thức ăn này với các màu tự nhiên từ cải xanh, bí đỏ, khoai tây, quả gấc, gạo lức, cải tím...
Người đầu tiên tạo màu sắc hoàn toàn từ rau củ cho bánh phở. Với ý tưởng tạo sự hấp dẫn cho bánh phở, chị Thanh Nguyên, chủ tiệm ăn Hai Thiền tại 16 Bùi Viện, quận 1, TP HCM tìm ra cách chế biến thức ăn này với các màu tự nhiên từ cải xanh, bí đỏ, khoai tây, quả gấc, gạo lức, cải tím…
Người làm bức tranh đá quý (Hạ Long xanh) trên vải toan nguyên khổ lớn nhất. Từ ngày 15/12 đến ngày 30/3/2009, ông Nguyễn Quang Hùng (nghệ danh Nguyễn Hùng), dùng vải toan thực hiện bức tranh đá quý kích thước 3,95m x 2m
Người làm bức tranh đá quý (Hạ Long xanh) trên vải toan nguyên khổ lớn nhất. Từ ngày 15/12 đến ngày 30/3/2009, ông Nguyễn Quang Hùng (nghệ danh Nguyễn Hùng), dùng vải toan thực hiện bức tranh đá quý kích thước 3,95m x 2m.
Tác phẩm mô phỏng ngựa thánh gióng bằng tre lớn nhất. Trung tâm từ thiện nhân đạo Làng Tre (khu vực cầu Khỉ Khô, ấp 1, xả Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) dùng hàng ngàn mảnh tre ghép tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa. Tác phẩm cao 1,94m, dài 2,12m, rộng 55cm, nặng 300kg. Cả bờm và đuôi ngựa làm từ rễ tre. Còn cây roi của Thánh Gióng lấy từ gốc tre.
Tác phẩm mô phỏng ngựa thánh gióng bằng tre lớn nhất. Trung tâm từ thiện nhân đạo Làng Tre (khu vực cầu Khỉ Khô, ấp 1, xả Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) dùng hàng ngàn mảnh tre ghép tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa. Tác phẩm cao 1,94m, dài 2,12m, rộng 55cm, nặng 300kg. Cả bờm và đuôi ngựa làm từ rễ tre. Còn cây roi của Thánh Gióng lấy từ gốc tre.
Bức tranh rồng làm từ nắp chai dài nhất do các sinh viên nhóm Môi trườnng xanh - Khoa Khoa học môi trường - Đại học Sài Gòn ghép từ những chiếc nắp chai nhựa đã qua sử dụng. Trong 10 ngày (từ ngày 1/10 đến 10/10/2010), các sinh viên đã thu gom đủ 101010 nắp chai với 101010 chữ kí của sinh viên và những người dân thành phố trên các nắp chai. Bức tranh dài 30m, rộng 4,7m.
Bức tranh rồng làm từ nắp chai dài nhất do các sinh viên nhóm Môi trườnng xanh – Khoa Khoa học môi trường – Đại học Sài Gòn ghép từ những chiếc nắp chai nhựa đã qua sử dụng. Trong 10 ngày (từ ngày 1/10 đến 10/10/2010), các sinh viên đã thu gom đủ 101010 nắp chai với 101010 chữ kí của sinh viên và những người dân thành phố trên các nắp chai. Bức tranh dài 30m, rộng 4,7m.
Người đầu tiên phục hồi làm nghệ thuật làm hoa sen bằng giấy. Từ năm 2008, ông Thân Văn Huy (làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã nghiên cứu để phục hồi hoa sen làm từ giấy. Ông đã tìm loại giấy thích hợp, tìm ra phương pháp nhuộm màu để hoa sen giấy nhìn không khác hoa thật.
Người đầu tiên phục hồi làm nghệ thuật làm hoa sen bằng giấy. Từ năm 2008, ông Thân Văn Huy (làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã nghiên cứu để phục hồi hoa sen làm từ giấy. Ông đã tìm loại giấy thích hợp, tìm ra phương pháp nhuộm màu để hoa sen giấy nhìn không khác hoa thật.
Ông Thân Văn Huy (trái) bên các bạn bè quốc tế
Ông Thân Văn Huy (trái) bên các bạn bè quốc tế. 

Bức tranh ghép ngôi sao giấy lớn nhất do 41 sinh viên tình nguyện đến từ các khoa của Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (Huflit) tập hợp lại, dùng những tờ giấy A4 đã dùng, cùng với giấy màu để xếp thành 35.000 ngôi sao nhỏ bằng giấy. Sau 16 ngày xếp giấy ghép tranh, bức tranh hoàn thành có chiều dài 5m và rộng 3,58m
Bức tranh ghép ngôi sao giấy lớn nhất do 41 sinh viên tình nguyện đến từ các khoa của Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM (Huflit) tập hợp lại, dùng những tờ giấy A4 đã dùng, cùng với giấy màu để xếp thành 35.000 ngôi sao nhỏ bằng giấy. Sau 16 ngày xếp giấy ghép tranh, bức tranh hoàn thành có chiều dài 5m và rộng 3,58m.
Nữ họa sĩ vẽ chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất. Họa sĩ Đặng Áí Việt, nguyên là giảng viên Đại học Mỹ thuật TP HCM đã thực hiện nhiều chuyến đi trên khắp đất nước để gặp gỡ và ký họa chân dungc ủa 343 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Nữ họa sĩ vẽ chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất. Họa sĩ Đặng Áí Việt, nguyên là giảng viên Đại học Mỹ thuật TP HCM đã thực hiện nhiều chuyến đi trên khắp đất nước để gặp gỡ và ký họa chân dungc ủa 343 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Người đàn ông có số lần hiền máu tình nguyện nhiều nhất. Với mục đích hướng đến cộng đồng, trong 16 năm qua, anh Nguyễn Hữu Thuận đã hiến máu tình nguyện tại Trung tâm hiến máu nhân đạo TP HCM tổng cộng 63 lần với 115 đơn vị máu hiến, tương đương với 28,75 lít máu.
Người đàn ông có số lần hiền máu tình nguyện nhiều nhất. Với mục đích hướng đến cộng đồng, trong 16 năm qua, anh Nguyễn Hữu Thuận đã hiến máu tình nguyện tại Trung tâm hiến máu nhân đạo TP HCM tổng cộng 63 lần với 115 đơn vị máu hiến, tương đương với 28,75 lít máu.
Bản di chúc của Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất có kích thước 1,18m, cao 2,5m. Bản di chúc gồm 2 mặt, mặt trước là toàn văn di chúc với nét chữ đứng, tròn chân phương; mặt sau gồm 5 tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tranh do nghệ nhân Võ Văn Tạng, người Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang thực hiện.
Bản di chúc của Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất có kích thước 1,18m, cao 2,5m. Bản di chúc gồm 2 mặt, mặt trước là toàn văn di chúc với nét chữ đứng, tròn chân phương; mặt sau gồm 5 tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tranh do nghệ nhân Võ Văn Tạng, người Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang thực hiện.
Người phát hành tranh chữ thư pháp vẽ tay nhiều nhất. Từ năm 2003 đến năm 2010, nhà thư pháp Lưu Thanh Hải thực hiện hơn 150.000 sản phẩm tranh chữ thư pháp vẽ tay. Toàn bộ các bức thư pháp đều được viết và vẽ thủ công trên nhiều chất liệu đa dạng: gỗ và đá lát mỏng, đá cuội, đá đen, liễn giấy, mành tre, khung tranh.
Người phát hành tranh chữ thư pháp vẽ tay nhiều nhất. Từ năm 2003 đến năm 2010, nhà thư pháp Lưu Thanh Hải thực hiện hơn 150.000 sản phẩm tranh chữ thư pháp vẽ tay. Toàn bộ các bức thư pháp đều được viết và vẽ thủ công trên nhiều chất liệu đa dạng: gỗ và đá lát mỏng, đá cuội, đá đen, liễn giấy, mành tre, khung tranh.
Người có nhiều công trình nghiên cứu được các tổ chức sáng tạo khoa học công nghệ trên thế giới trao giải thưởng là anh Hoàng Đức Thảo. Anh đã nhận được các giải như: Nhà sáng chế giỏi nhất do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt là WIPO), 2 giải vàng và 1 giải bạc của Hiệp hội sáng kiến sáng chế Hàn Quốc (SIIF), và Giải đặc biệt dành cho cá nhân do Hiệp hội các doanh nghiệp sáng tạo Hàn Quốc (FKIE) trao tặng.
Người có nhiều công trình nghiên cứu được các tổ chức sáng tạo khoa học công nghệ trên thế giới trao giải thưởng là anh Hoàng Đức Thảo. Anh đã nhận được các giải như: Nhà sáng chế giỏi nhất do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt là WIPO), 2 giải vàng và 1 giải bạc của Hiệp hội sáng kiến sáng chế Hàn Quốc (SIIF), và Giải đặc biệt dành cho cá nhân do Hiệp hội các doanh nghiệp sáng tạo Hàn Quốc (FKIE) trao tặng.

Theo VNexpress