Đề cương Tốt nghiệp Khóa 2004 – Môn Chuyên ngành QTKD Lữ hành – ĐH Văn Hiến


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KHÓA 6 (2004 – 2008)
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH QTKD DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ LỮ HÀNH

MÔN: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

PHẦN 1: TUYẾN MIỀN NAM
1.1 Miền Đông Nam Bộ: tuyến Củ Chi – Tây Ninh
1.2 Miền Tây Nam Bộ: tuyến và điểm tham quan 12 tỉnh ĐBSCL
Văn hóa của các cộng đồng người tại miền Tây Nam Bộ
Chú ý: các lễ hội dân gian, tín ngưỡng, văn hóa

PHẦN 2: TUYẾN MIỀN TRUNG
2.1 Thừa Thiên Huế:
• Kinh thành Huế
• Các lăng tẩm
• Các chùa, điện, miếu
• Văn hóa nghệ thuật và ẩm thực
2.2 Quảng Nam
• Thánh địa Mỹ Sơn
• Phố cổ Hội An
2.3 Khánh Hòa
• Các điểm tham quan tại Thành phố Nha Trang
• 350 năm Khánh Hòa
2.4 Ninh Thuận – Bình Thuận
• Văn hóa Chăm
2.5 Tây nguyên
• Các tuyến điểm tham quan tại Daklak

PHẦN 3: TUYẾN MIỀN BẮC
3.1 Hà Nội
• Các điểm tham quan tại Hà Nội: chùa, hồ, bảo tàng, đền miếu, lăng…
• Văn hóa nghệ thuật và ẩm thực
3.2 Tuyến Hà Nội – Hạ Long
• Các hang động ở Vịnh Hạ Long

PHẦN 4: CHUYÊN ĐỀ
1. Chương trình “Con đường di sản thế giới tại miền Trung”
2. Năm Du lịch Hạ Long 2003

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Non nước Việt Nam – Tổng Cục Du lịch
2. Kiến trúc Cố đô Huế – Phan Thuận An
3. Văn hóa Chăm – NXB Khoa học xã hội
4. Du lịch Hạ Long 2003 – Tài liệu báo Du lịch
5. Các tài liệu Hà Nội nhân 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
6. Hội An – NXB Đà Nẵng
7. Tài liệu về các tỉnh miền Tây Nam Bộ

MÔN: TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Nắm được các định nghĩa về thiết kế, điều hành tour cũng như đối tượng tham gia thiết kế và điều hành tour
2. Tóm tắt được tổng quan du lịch Việt Nam để thiết kế và điều hành tour phù hợp, cụ thể về tiềm năng du lịch Việt Nam đang đối mặt.
3. Nắm và hiểu rõ những nguyên tắc chung của thiết kế và điều hành tour.
• Tuân thủ pháp luật
• Dung hòa lợi ích
• Tính khả thi
• Vận dụng sáng tạo
4. Nắm rõ những quy ước trong việc thiết kế tour
• Các viết giờ
• Diễn đạt nội dung tour
• Từ dễ đến khó
• Loại trừ các điểm chưa đi

II. THIẾT KẾ TOUR
1. Nắm được nhiệm vụ chung của thiết kế tour
2. Hiểu rõ các phương pháp để thiết kế tour. Cụ thể:
• Tổng hợp thông tin
• Khảo sát và thực địa
• Sử dụng chính xác các “chất liệu” tour
3. Nắm được những chất liệu để thiết kế tour
• Các loại phương tiện giao thông
• Các dịch vụ ăn, nghỉ, tham quan
• Các dịch vụ khác
4. Phân biệt các loại giá
• Giá net
• Giá tour
• Giá cạnh tranh
5. Biết cách tính giá tour
• Giá vận dụng
• Giá ăn, nghỉ, tham quan
• Giá dịch vụ
• Phí tổ chức
• V.A.T
6. Phân tích vai trò của thiết kế tour trong các công ty

III. ĐIỀU HÀNH TOUR
1. Nắm được cơ sở để điều hành tour
2. Nắm bắt và hiểu rõ các công đoạn chuẩn bị điều hành tour
• Loại phương tiện vận chuyển
• Loại dịch vụ ở (sắp xếp và bố trí phòng)
• Tiêu chuẩn ăn (giá cả, thực đơn)
• Các dịch vụ khác
3. Cách lựa chọn hướng dẫn viên đi tour
4. Biết cách bàn giao tour cho hướng dẫn viên đầy đủ, chính xác
5. Vai trò của người điều hành trên tour?
6. Vai trò của hứơng dẫn viên:
• Chuẩn bị tour
• Trên tour
• Sau tour
7. Phân tích các nhiệm vụ của hướng dẫn viên trên tour
8. Hiểu rõ mối quan hệ giữa thiết kế, điều hành và hướng dẫn
9. Vai trò của thiết kế, điều hành và hướng dẫn trong các công ty

MÔN: TÂM LÝ DU KHÁCH – KỸ NĂNG GIAO TIẾP – KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

PHẦN I: TÂM LÝ DU KHÁCH
1. Yêu cầu đối với sinh viên:
 Hiểu được tâm lý du khách là gì?
 Ứng dụng hiểu biết tâm lý du khách vào quá trình giao tiếp với du khách, và cụ thể vào kỹ năng thuyết trình.
2. Những nội dung chính cần phải ôn thi:
2.1. Tâm lý du khách là gì?
2.2. Tại sao phải nghiên cứu tâm lý du khách?
2.3. Hãy trình bày các phương pháp nghiên cứu tâm lý du khách
2.4. Hãy liệt kê các vấn đề chính cần nghiên cứu trong tâm lý du khách
2.5. Hãy trình bày một số đặc điểm tâm lý du khách trước khi đi du lịch
2.6. Hãy trình bày một số đặc điểm tâm lý du khách trong khi đi du lịch
2.7. Hãy trình bày một số đặc điểm tâm lý du khách sau khi đi du lịch
2.8. Đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của các nhóm du khách

PHẦN II: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI DU KHÁCH
1. Yêu cầu đối với sinh viên:
 Hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh du lịch
 Nắm được các khái niệm căn bản của giao tiếp
 Đặc biệt, sinh viên phải có các kỹ năng căn bản trong giao tiếp với du khách
2. Những nội dung chính cần phải ôn thi:
2.1. Khái niệm về quá trình giao tiếp
2.2. Các phương tiện giao tiếp
2.3. Các nguyên tắc căn bản trong giao tiếp
2.4. Những sai lầm thường mắc phải trong giao tiếp
2.5. Các kiểu giao tiếp thường gặp
2.6. Các kỹ năng căn bản trong giao tiếp với khách hàng
2.6.1. Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp với du khách
2.6.2. Kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp với du khách
2.6.3. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp với du khách
2.6.4. Kỹ năng giao tiếp xã giao trong giao tiếp với du khách
2.6.5. Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp với du khách
2.6.6. Các kỹ năng khác trong giao tiếp với du khách

PHẦN III: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRƯỚC DU KHÁCH – KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG
1. Yêu cầu đối với sinh viên:
 Biết cách thiết kế bài thuyết trình
 Trình bày bài thuyết trình một cách có hiệu quả.
2. Những nội dung chính cần phải ôn thi:
2.1.Khái niệm về thuyết trình trước đám đông:
2.2. Phân biệt thuyết trình với đọc báo cáo.
2.3.Những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong thuyết trình:
3.1. Người nói – Diễn giả
3.2. Tìm hiểu đối tượng nghe:
3.3. Lập kế hoạch cho 1 bài thuyết trình gồm 6 vấn đề
3.3.1. Xác định rõ các mục tiêu của bạn (tại sao, ai, ở đâu)
3.3.2. Xác định các ý chính của bài thuyết trình
3.3.3. Xây dựng một bố cục hợp lý cho bài nói chuyện
3.3.4. Lựa chọn và chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thuyết trình
3.3.5. Phác thảo và ghi chú
3.3.6. Luyện tập và diễn tập
3.4.Thiết kế bài thuyết trình:
 Chọn đề tài
 Xác định tính chất bài nói chiyện: Bài nói chuyện mang tính chất trình bày; mô tả hay thuyết phục
 Xác định kiểu thiết kế bài:kiểu dẫn nhập hay kiểu triển khai
 Chọn ý chính cho bài nói chuyện: Số lượng các ý chính . . .
 Tim các ý phụ để minh hoạ cho mổi ý chính mà bạn sẽ trình bày
 Tìm cách làm nổi bật các ý chính
 Bố cục bài nói chuyện:
 Phần mở đầu: Mục đích của phần mở đầu và các cách mở đầu có hiệu quả
 Phần nội dung chính: Trình bày các ý chính và ý phụ như thế nào
 Phần kết luận:
 Kiểm tra cơ sở vật chất nơi thuyết trình:
3.5. Lựa chọn kiểu trình bày
3.6. Các bước thuyết trình:
 Gây ấn tượng với khán giả
 Trình bày
 Những lưu ý khi trình bày số liệu
 Kết thúc
3.7. Một số điểm cần chú ý khi trình bày BÁO CÁO BẰNG MIỆNG
2.4.trả lời chất vấn hay giải đáp thắc mắc sau buổi thuyết trình
a. Các bước trả lời câu hỏi
b. Những điều không nên , khi trả lời câu hỏi
c. Trả lời các câu hỏi như thế nào
d. Cách xử lý với những người chất vấn khó tính như thế nào/
2.5.Thực hành các kỹ năng này trong các tình huống khác nhau như giao tiếp với các thành viên trong NỘI BỘ CÔNG TY VÀ VỚI KHÁCH HÀNG BÊN NGOÀI.

Tài liệu tham khảo:
1. Đề cương bài giảng của giáo viên
2. TS. Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Văn Mạnh. “ Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp , ứng xử trong kinh doanh du lịch”. NXB.Thống kê.1995
3. TS.Vũ Thị Phượng. “Giao tiếp và các kỹ năng trong giao tiếp”. NXB.ĐHKT.1998
4. Hội họp và thuyết trình. Bộ sách tăng hiệu quả làm việc cá nhân. Business Edge.Nxb.Trẻ.2003
5. George J.Kops. Mỹ Khanh và Đức Tấn biên dịch. “ Dành 10 phút để tìm hiểu các phương pháp thuyết trình hiệu quả”. NXB.Trẻ 2006
6. Có thể tham khảo tất cả các sách viết về tâm lý khách hàng , giao tiếp và thuyết trình

Nguồn: Văn phòng Khoa Du lịch

Một bình luận

  1. can u help me?
    tôi đang cần tài liệu về tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành để làm một bài tập. tôi đã tham khảo khá nhiều tài liệu nhưng cũng hok rõ lắm vì môn này tôi chưa học qua nhưng lại bắt trúng đề tài.
    mọi người có thể giúp tôi được không, tôi cần gấp lắm.
    cảm ơn mọi người nhé!

Bình luận về bài viết này